Browsing by Author Vũ Văn Tấn

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 5 of 5
  • BB


  • Authors: Vũ Văn Tấn;  Advisor: -;  Participants: - (2021)

  • Mục tiêu của hệ thống ổn định ngang chủ động trên ô tô tải trọng lớn là nhằm nâng cao khả năng ổn định ngang để ngăn ngừa các hiện tượng lật trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, mục tiêu như vậy thông thường phải được cân bằng với sự tiêu thụ năng lượng của của các cơ cấu chấp hành. Trong bài báo này, phương pháp thuật giải di truyền được sử dụng để tìm các hàm trọng số tối ưu cho bộ điều khiển H∞ của hệ thống ổn định ngang chủ động. Thông qua phương pháp thuật giải di truyền, các mục tiêu đối nghịch nhau giữa khả năng ổn định ngang và mô men xoắn được tạo ra bởi các cơ cấu chấp hành đã được xử lý bằng cách sử dụng duy nhất một thông số điều chỉnh cấp cao. Giải pháp tối ưu hóa đa...

  • BB


  • Authors: Vũ Văn Tấn;  Advisor: -;  Participants: - (2019)

  • Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất hai bộ điều khiển tối ưu là LQR và LQG cho hệ thống ổn định ngang chủ động, bằng cách cung cấp thêm hai mô men từ các cơ cấu chấp hành ở cầu trước và cầu sau ô tô. Với mục tiêu đáp ứng hiệu quả thực tế trong việc áp dụng trên ô tô, tác giả sử dụng kết hợp bộ quan sát Kalman để xác định các tín hiệu đầu vào cho bộ điều khiển. Kết quả mô phỏng cho thấy, hệ thống ổn định ngang chủ động có thể nâng cao độ ổn định ngang của ô tô trên 30% khi so với ô tô sử dụng hệ thống treo bị động.

  • BB


  • Authors: Vũ Văn Tấn;  Advisor: -;  Participants: - (2020)

  • Bài báo này giới thiệu các kết quả thử nghiệm hiệu quả phanh ô tô trên bệ thử phanh con lăn loại lực và trên đường đối với một mẫu ô tô tải hạng trung. Hệ thống phanh của ô tô được đánh giá khi ở chế độ không tải và có chất tải ở các mức khác nhau trong tất cả các bài thử nghiệm. Theo kết quả thử phanh trên bệ thử ở chế độ không tải và có tải, hệ thống phanh đều đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng khi thử nghiêm trên đường, quãng đường phanh tăng 24% trong trường hợp trọng lượng tăng 62%. Điều đó chứng tỏ dù hệ thống phanh đã đạt tiêu chuẩn kiểm định nhưng vẫn ẩn chứa nguy cơ mất an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Cách thức và các kết quả thu được tron...

  • BB


  • Authors: Vũ Văn Tấn;  Advisor: -;  Participants: - (2020)

  • Trong bài báo này, tác giả đề cập đến cách ước lượng giá trị của lực giảm chấn bán tích cực ER được sử dụng cho hệ thống treo bán tích cực trên ô tô. Trước tiên một mô hình dao động ¼ của ô tô được kết hợp với mô hình động lực của giảm chấn điện hóa ER. Trong đó lực của giảm chấn ER là một biến của véc tơ trạng thái trong phương trình không gian trạng thái tổng quát. Sau đó bộ quan sát H2 được thiết kế để ước lượng giá trị của lực giảm chấn bằng cách giảm thiểu tối đa tác động của biên dạng mặt đường và các nhiễu đo lường của cảm biến đến sự sai lệch của các biến trong véc tơ trạng thái (giữa tín hiệu thực và giá trị ước lượng). Kết quả mô phỏng trong miền tần số và miền thời gian bằn...

  • BB


  • Authors: Vũ Văn Tấn;  Advisor: -;  Participants: - (2020)

  • Bằng cách biến đổi hợp lý chỉ tiêu đặc tính hiệu suất J và véc tơ trạng thái x, có thể tổng hợp bộ điều khiển đáp ứng các mục tiêu thiết kế của hệ thống treo chủ động. Ba bộ điều khiển LQR đã được thiết kế, trong đó bộ điều khiển đầu tiên tập trung vào tiêu chí nâng cao độ an toàn chuyển động, trong khi bộ điều khiển thứ hai và thứ ba ưu tiên tiêu chí nâng cao độ êm dịu chuyển động. Kết quả mô phỏng trên miền tần số cho thấy bằng cách thay đổi giá trị của các trọng số cũng như đặc tính hiệu suất, ba bộ điều khiển này đều nâng cao chất lượng dao động của ô tô theo các cách khác nhau.