Trịnh Minh Thụ
Trình độ chuyên môn:  Giáo sư Tiến sĩ
Chức danh:  Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi
GS.TS Trịnh Minh Thụ sinh năm 1964. Ông tốt nghiệp đại học Mỏ-Địa chất, chuyên ngành Địa chất Công trình - Địa chất Thuỷ văn năm 1989. Sau đó ông theo học chương trình Thạc sĩ ngành Địa kỹ thuật thuộc Đại học Saskatchewan (Canada) và hoàn tất chương trình năm 1998. Sau đó ông tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ tại đại học NTU (Singapore) chuyên ngành Địa kỹ thuật và được trao bằng tiến sĩ năm 2006. Bằng việc cống hiến, đóng góp những công trình nghiên cứu khoa học to lớn và giá trị cho trường đại học Thuỷ Lợi nói chung và ngành Địa kỹ thuật nói riêng, TS. Trịnh Minh Thụ đã vinh dự được Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2009 và chức danh Giáo sư năm 2014. Hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi.

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

232

VIEWS & DOWNLOAD

55

Top Country : Vietnam

Những tài liệu khác của tác giả này:
Showing results 1 to 9 of 9
  • BB


  • Authors: Hoàng, Việt Hùng; Trịnh, Minh Thụ;  Advisor: -;  Participants: - (2008)

  • Hệ thống đê biển Miền Bắc và Bắc Trung Bộ, phần lớn đắp bằng đất cát, đất cát lấy tại chỗ và đắp trên nền yếu. Đê làm bằng vật liệu này thường bị phá hỏng khi nước tràn qua đỉnh đê và nếu sử dụng đê như là tuyến giao thông ở địa phương thì dễ bị lún sụt, mất ổn định. Giải pháp sử dụng đất có cốt, với vật liệu cốt là vải địa kỹ thuật hay lưới địa kỹ thuật để tăng cường ổn định đê là giải pháp kỹ thuật hợp lý. Tuy nhiên, phần lớn đê biển hiện nay là do dân làm, và việc tính toán vật liệu đất có cốt chưa thực sự đầy đủ dẫn đến hạn chế tính năng của vật liệu cũng như hiệu quả của công trình. Bài báo tổng hợp một số chỉ tiêu đất đắp, đất nền và sử dụng phần mềm ReSSA(3.0) của công ty ADAMA...

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ; Hoàng, Việt Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Từ trước đến nay, các tính toán thiết kế tấm lát mái đê biển chỉ đề cập đến sự ổn định nhờ trọng lượng bản thân của nó. Các sáng chế gần đây nhất chỉ cải tiến được hình dạng tấm lát mái và các kiểu liên kết ở cạnh của từng tấm. Tuy nhiên dưới tác dụng của sóng biển, vẫn xảy ra phá huỷ cục bộ từng tấm lát dẫn đến phá huỷ cả mảng và xảy ra vỡ đê. Mục đích của neo gia cố là tăng cường ổn định cho các tấm lát mái và hạn chế chuyển vị của cả mảng gia cố dưới tác dụng của sóng và áp lực nước lỗ rỗng trong thân đê. Giải pháp công nghệ neo gia cố các tấm lát mái là bố trí thêm các neo cắm vào đất để giữ cho các tấm lát mái ổn định hơn. Giải pháp sẽ sử dụng mũi neo xoắn, dùng một thiết bị xoắn...

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ;  Advisor: -;  Participants: - (2008)

  • Nghiên cứu này đã tiến hành thí nghiệm tập hợp mẫu đất sét pha đầm nén trên máy nén 3 trục với độ ẩm không đổi (thí nghiệm CW). Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy đường trạng thái tới hạn trên mặt phẳng (q - p) song song với nhau và có độ dốc là 1,28 tại các độ hút dính khác nhau, điều đó chứng tỏ sự đồng nhất về quan hệ giữa ứng suất lệch và ứng suất trung bình. Kết quả thí nghiệm đồng thời cho thấy sự đồng nhất về quan hệ giữa thể tích riêng v và ứng suất trung bình q trên mặt phẳng (v-p) từ thí nghiệm cắt CW. Độ dốc của đường trạng thái tới hạn trên mặt phẳng (v - p) giảm khi độ hút dính tăng từ thí nghiệm CW.

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ; Hoàng, Việt Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Công nghệ sử dụng túi vải địa kỹ thuật để bơm vật liệu như cát, đất bùn, hay vữa xi măng vào trong, tạo nên những kết cấu dạng túi hoặc ống cỡ lớn, được đặt đơn lẻ hay xếp chồng thành những kết cấu thay đê biển, kè bảo vệ bờ đang có xu hướng được nhiều nước trên thế giới áp dụng.Tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ này còn rất mới và chưa được áp dụng nhiều. Báo cáo tổng hợp các ứng dụng và phương pháp tính toán túi vải địa kỹ thuật. Đặt bài toán cụ thể để tính toán, phân tích tính kinh tế và ưu, nhược điểm của giải pháp công nghệ này. Đưa ra các khuyến cáo khi thiết kế, thi công túi vải địa kỹ thuật trong thực tế. Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng là một trong các tiêu chuẩn thiết kế đê b...

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Bài báo này trình bày các kết quả tính toán thí nghiệm cắt với độ ẩm không đổi trên mẫu sét pha đầm nén ở dung trọng khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất. Lý thuyết về mô hình hoá các kết quả thí nghiệm của các mẫu đất không bão hoà cắt trên máy nén ba trục với độ ẩm không đổi được dựa trên lý thuyết đàn dẻo với việc kết hợp đường cong đặc trưng đất - nước. Cường độ chống cắt, áp lực nước lỗ rỗng dư và biến thiên thể tích trong quá trình thí nghiệm cắt mẫu đất đã được tính toán từ mô hình đàn dẻo được đề xuất bởi Thụ (2006). Kết quả so sánh giữa tính toán từ mô hình đàn dẻo cho đất không bão hoà khá sát với các kết quả thí nghiệm cắt mẫu đất trên máy nén ba trục.

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ;  Advisor: -;  Participants: - (2008)

  • Trên thực tế có nhiều bài toán địa kỹ thuật liên quan tới môi trường đất không bão hoà như đất tàn tích, đất trương nở, đất nén sập và đất đầm nén…. Đường cong đặc trưng đất nước (SWCC) là thông số trung tâm của cơ học đất cho đất không bão hoà. Nó khống chế các đặc tính của đất không bão hoà như hệ số thấm, cường độ kháng cắt và biến thiên thể tích của đất. Đây là đường cong biểu diễn quan hệ giữa độ ẩm và độ hút dính của đất. Đường cong đặc trưng đất nước có thể xác định trực tiếp từ các thí nghiệm trong phòng, ngoài trời hoặc xác định gián tiếp từ các mô hình toán học thông qua thông số cơ bản của đất. Một vài phương pháp xác định SWCC chính sẽ được mô tả trong bài báo này. Từ đườn...