- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: Mai Lâm Tuấn (2023) - Miền Trung nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng có số lượng hồ chứa nước thủy lợi nhiều nhất cả nước (chiếm tới 30%) nhưng đa số các hồ thuộc loại vừa và nhỏ. Do đó, trữ lượng đất có thể khai thác để sử dụng làm vật liệu xây dựng dự kiến sẽ rất lớn. Hơn nữa, việc khai thác đất trong phạm vi lòng hồ sẽ góp phần làm tăng dung tích hồ chứa, nâng cao nhiệm vụ phòng chống thiên tai cho hồ chứa nếu thực hiện hợp lý và đúng quy trình. Bài báo giới thiệu kết quả khảo sát, đánh giá trữ lượng các loại đất hiện có trong 08 lòng hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2021) - Nội dung của bài giảng gồm: Khái niệm và phương pháp tổ chức thi công hầm; Đào hầm; Bốc xúc và vận chuyển; Gia cố hầm; Xây dựng vỏ hầm; Công tác phụ trợ; Tổ chức thi công hầm; Quản lý thi công hầm.
|
- SH
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2021) - Nội dung chính của tài liệu giới thiệu mô hình thông tin công trình; hướng dẫn chung áp dụng BIM đối với dự án; chuẩn bị áp dụng BIM; thực hiện áp dụng BIM.
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: Vũ Thế Minh Ngọc; Nguyễn Cảnh Thái (2020) - Hồ chứa nước Cửa Đạt là công trình quan trọng đặc biệt cấp quốc gia đã được xây dựng trên thượng nguồn sông Chu từ năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Đập chính ngăn dòng sông Chu là đập đá đổ có mái thượng lưu bằng bản mặt bằng bê tông (Concrete Face Rockfill Dam – CFRD). Đây là công trình được đắp đập bằng đá đổ đầm nén và phủ lớp bê tông bản mặt để chống thấm nên việc theo dõi lún thân đập, các biến động trên, dưới bản mặt đập và mức độ thấm qua thân đập được theo dõi sát sao. Tùy thuộc vào từng kết cấu, từng vị trí của các cấu kiện công trình thủy công mà tư vấn thiết kế (TVTK) đã chỉ định sử dụng chủng loại thiết bị quan trắc để có thể quan trắc được các dữ liệu về biến dạng, ch...
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: Lê Văn Hùng; Nguyễn Cảnh Thái (2019) - Hồ chứa nước Cửa Đạt đã được khởi công xây dựng từ năm 2005 và hoàn thành năm 2010. Hồ chứa có kết cấu đập dâng nước là loại đập đá đổ có bản mặt chống thấm bằng bê tông cốt thép (Concrete Face Rockfill Dam - CFRD) (Bộ NN&PTNT, 2004; HECI, 2004). Đến nay, Hồ chứa nước Cửa Đạt đã đi vào hoạt động an toàn được gần 10 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình đã xảy ra một số sự cố kỹ thuật đáng tiếc làm tăng chi phí đầu tư xây dựng mà các kỹ sư tư vấn chưa lường trước được. Chính vì vậy, bài báo này sẽ tổng kết một vài sự cố lớn, phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục làm bài học kinh nghiệm cho các cán bộ thiết kế, thi công và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện ...
|
- LT
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2019) - Nội dung của bài giảng gồm: Công nghệ và quản lý công nghệ; Đánh giá công nghệ và năng lực công nghệ; Lựa chọn và đổi mới công nghệ xây dựng; Chuyển giao công nghệ xây dựng; Quản lý nhà nước về công nghệ xây dựng.
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: Nguyễn Bình Dương (2018) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (Ban Nông nghiệp Bắc giang) cũng nằm trong hệ thống các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu cần nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển xây dựng của đất nước trong giai đoạn hội nhập và bước vào kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý dự án, Ban Nông nghiệp Bắc
Giang còn có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cần phát huy những kinh nghiệm, những ưu điểm, đặc biệt là cần nâng tầm khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý dự án. Thông qua đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Ban Nông nghiệp Bắ...
|
- LT
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2016) - Nội dung bài giảng gồm: Chương 1: Khái niệm chung và phương pháp thi công công trình hầm; Chương 2: Đào hầm; Chương 3: Bốc xúc và vận chuyển; Chương 4: Gia cố hầm; Chương 5: Xây dựng vỏ hầm; Chương 6: Công tác phụ trợ ;Chương 7: Tổ chức thi công hầm; Chương 8: Quản lý ATLĐ và PCCN
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: Vũ Thị Thu Thuỷ (2016) - Bài báo giới thiệu nghiên cứu phân tích sự làm việc của dầm bê tông cốt thép (BTCT)
được gia cường bởi nhiều thanh thép hình khi không có kết nối giữa bề mặt các thanh thép hình với bê tông xung quanh chịu uốn đơn bằng phần mềm Abaqus. Nghiên cứu mô phỏng sự làm việc của dầm BTCT cứng nhằm xác định khả năng chịu lực và dự đoán diễn biến phá hủy của chúng, nhất là khả năng chịu lực của dầm BTCT cứng sau khi các vật liệu đạt đến biến dạng chảy dẻo cho đến khi đứt gãy. Nội dung nghiên cứu bao gồm mô tả cấu tạo dầm, vật liệu, sơ đồ, chia phần tử và phân tích diễn biến truyền lực nội lực cơ học trong dầm kể từ khi gia tải cho đến khi phá hủy. Các kết quả thu được sau khi phân tích số bằng...
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2016) - Bài báo này giới thiệu chi tiết chương trình thực nghiệm để xác định hành vi và khả năng chịu lực thực sự của dầm bê tông cốt thép chịu uốn đơn. Nhất là hành vi chịu lực của dầm khi các vật liệu sau khi đạt đến biến dạng chảy dẻo và đến khi đứt gãy. Nội dung bài báo bao gồm mô tả dầm thí nghiệm, thiết bị, vật liệu, sơ đồ và quá trình thực nghiệm. Thí nghiệm này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Kết cấu của Học viện Khoa học ứng dụng Quốc gia Rennes, Pháp (INSA de Rennes). Dầm thực nghiệm được giữ nguyên kích thước hình học mặt cắt và chiều dài, cũng như bố trí cốt thép phía trong dầm. Các dữ liệu đo đạc thu được sẽ được xử lý và phân tích để chỉ ra diễn biến truyền lực cơ học khi dầ...
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2010) - Với các công trình được xây dựng trên nền cát chảy có yêu cầu hạ thấp mực nước ngầm (HMNN) trong quá trình thi công móng thì việc HMNN thành công hay không sẽ quyết định cả sự thành bại trong quá trình xây dựng, giá thành xây dựng, chất lượng nền, chất lượng móng và chất lượng công trình. Thông qua việc nghiên cứu các tồn tại từ thực tế HMNN xây dựng móng các công trình thực tế kết hợp lý thuyết để thấy được các nguyên nhân đích thực. Từ đó có các nghiên cứu để khắc phục chúng nhằm nâng cao hiệu quả công tác HMNN
|
- BB
Authors: Trần, Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2010) - Các công trình được xây dựng trên nền cát chảy có yêu cầu hạ thấp mực nước ngầm (HMNN) trong quá trình thi công móng thì việc HMNN sẽ quyết định sự thành bại trong quá trình xây dựng, giá thành xây dựng, chất lượng nền, chất lượng móng và chất lượng công trình. Hiện nay rất nhiều công trình đã thực hiện đã thành công nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều công trình thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các tồn tại từ thực tế HMNN xây dựng móng các công trình, tác giả đưa ra các giải pháp cải tiến kỹ thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác HMNN.
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2009) - Kênh hạ lưu cống xả nước qua đê thuộc kênh nước tuần hoàn – Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng được xây dựng trên phần bãi bồi của Sông Bạch Đằng đã xảy ra sự cố sạt trượt trong quá trình thi công mái kênh. Trên cơ sở tính toán bằng phần mềm Geostudio 2004 và thực tiễn thi công tác giả giới thiệu giải pháp xử lý hiện tượng sạt trượt mái bằng phương pháp đóng các hàng cừ gỗ hoặc hàng cừ gỗ kết hợp hàng cừ thép xuyên qua vị trí cung trượt
|
- BB
Authors: Trần Văn Toản; Advisor: -; Participants: - (2007) - Khi tính toán thiết kế hệ thống giếng hạ mực nước ngầm để bảo vệ hố móng công trình chúng ta thường sử dụng các công thức tính toán theo dòng thấm ổn định và mô hình 2D, việc tính toán này không được chính xác lắm. Để nhanh chóng và chính xác hơn cần ứng dụng các phần mềm để tính toán theo dòng thấm không ổn định và mô hình 3D mô phỏng sát với thực tế hơn. Ứng dụng phần mềm Visual Modflow 4.2.0.151 sẽ giúp ta giải quyết các nội dung này rất hiệu quả nhằm tăng mức độ chính xác, giảm thời gian và công sức tính toán
|