Nội dung môn học gồm: Chương 1: Cơ sở thiết kế kết cấu thép; Chương 2: Liên kết hàn; Chương 3: Liên kết bu lông; Chương 4: Dầm thép; Chương 5: Cột thép; Chương 6: Giàn thép
Bài báo sẽ phân tích mối quan hệ giữa độ sâu mực nước trong trục tháp và vị trí của cabin nâng tàu đến dao động riêng, chuyển vị và ứng suất của kết cấu tháp nâng tàu trục đứng trong các điều kiện vận hành khác nhau dưới tác dụng của động đất bằng phương pháp tương tác khối chất rắn và chất lỏng (FSI) từ đó cảnh báo các vị trí bất lợi trong quá trình vận hành.
Hiện nay khi phân tích kết cấu làm việc trong môi trường nước thường đưa tải trọng áp lực nước về tải trọng tĩnh gán lên bề mặt kết cấu. Tuy nhiên khi kết cấu chịu tải trọng áp lực nước biến thiên theo thời gian thì phương pháp trên không phản ánh đúng trạng thái làm việc của kết cấu. Phương pháp tương tác trực tiếp giữa khối nước và kết cấu (FSI) có thể giải quyết được vấn đề này thông qua các phần mềm phân tích phần tử hữu hạn thông dụng. Phần mềm ADINA là một trong những phần mềm mạnh có thể mô phỏng tốt tương tác động lực học giữa khối nước và kết cấu công trình. Bài báo thông qua một ví dụ cụ thể phân tích kết cấu cầu máng dẫn nước chịu tác dụng của động đất để thấy rõ hiệu quả c...