Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-9 of 9 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Huyền; Nguyễn, Thanh Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2010)

  • Hiện tượng phú dưỡng nước (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng nước thường xảy ra ở các hồ chứa với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng (thông thường là các muối chứa phốt pho và nitơ) trong hồ tăng cao làm bùng phát các loại thực vật nước (như rong, tảo, lục bình, bèo v.v...), làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong nước, không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn gây ra những khó khăn tốn kém cho các ngành kinh tế quốc dân. Kết quả đo đạc chất lượng nước hồ Đại Lải cho thấy chất lượng nước hồ tương đối tốt, hồ chưa bị phú dưỡng bởi phốt pho.Hàm lượng ni tơ trong nước hồ tương đối lớn. Những kết quả đo đạc chất lượng nước hồ sẽ dùng làm dữ liệu đầu vào để xây dựng mô hình tính toán quá trình phú dưỡng nước ở hồ chứa tiếp theo.

  • BB


  • Authors: Lê Công Chính;  Advisor: -;  Participants: - (2021)

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy đất được được xếp vào nhóm ít chua (pHTB=6,1±0,4), tổng hàm lượng ni tơ, phốt pho và kali cũng như hàm lượng cation kiềm Ca2+, Mg2+, K+ ở mức thấp đến rất thấp, phân bố không đồng nhất. Chất lượng nước của các hồ chứa khá tốt (pHTB= 7,4±0,7, DOTB= 5,7±0,4), nồng độ và hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, trong nước đều nằm trong và vượt mức quy chuẩn cột B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT yêu cầu về chất lượng với nguồn nước khai thác sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi. Các kết quả trên là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng bộ tiêu chí lập địa đất bán ngập phục vụ cho trồng rừng tại tỉnh Bình Phước.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Tri Quang Hưng;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Phi Thoàn; Nguyễn Minh Kỳ; Nguyễn Công Mạnh (2020)

  • Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và hiệu quả kinh tế- môi trường mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh kết hợp ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện tại các xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng và Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Các kết quả cho thấy năng suất lúa thu được 2,9 đến 7,1 tấn/ha và trung bình là 4,601 tấn/ha. Năng suất tôm càng xanh thu hoạch tương ứng 313,4 kg/ha/vụ và dao động từ 195,0 đến 455,0 kg/ha/vụ. Trung bình kích cỡ tôm thu hoạch tương đương 26,58 con/kg và dao động từ 16 đến 45 con/kg. Tổng thu nhập có thể đạt 23400 đến 77700 ngàn đồng/ha/vụ và trung bình là 49274,25 ngàn đồng/ha/vụ. Lợi ích của mô hình khá bền vững, đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động biến đổi khí hậu như hiện nay. So sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gi...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Tri Quang Hưng;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Công Mạnh; Nguyễn Minh Kỳ (2019)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 - 2017. Quá trình quan trắc, lấy mẫu nước mặt được thực hiện vào các mùa nắng và mùa mưa tại 9 vị trí kênh rạch ở địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu khảo sát chất lượng nguồn nước mặt tại các địa điểm quan trắc cho thấy suối Cát (M1), rạch Búng (M3), kênh D (M7) và kênh Bình Hóa (M8) là các vị trí chịu tác động rõ rệt của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa đang gây nguy cơ gây ô nhiễm và suy giảm chất lượng nguồn nước mặt hệ thống kênh rạch. Kết quả chỉ ra nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nghiên cứu tiết lộ diễn biến chất lượng nước m...

  • BB


  • Authors: Vũ, Hoàng Hoa;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Tính lưu động, chống phân tầng và tách lớp là yêu cầu của bê tông tự lèn vì nó không những có tính lưu động cao mà còn có tính dính kết tốt. Việc dùng cát nghiền thay thế cát tự nhiên cho bê tông nói chung và bê tông tự lèn nói riêng là cần thiết vì cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Bài báo này trình bày các nội dung sau: Phương pháp thí nghiệm và nguyên liệu chế tạo bê tông tự lèn; thiết kế và chế phẩm của bê tông tự lèn dùng cát nghiền. Kết quả nghiên cứu, thiết kế được ba cấp phổi bê tông tự lèn dùng cát nghiền với mác M400, M500 và M600 đảm bảo cường độ và tính công tác.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Vũ Việt;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Đức Phong (2019)

  • Vùng ven biển Đồng Bằng Sông Hồng nằm ở hạ lưu của hệ thống Sông Hồng - Thái Bình, do nằm ở cuối nguồn nên nguồn nước thường bị thiếu hụt vào những năm hạn hán. Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ khiến nhu cầu dùng nước lớn dẫn tới suy giảm tài nguyên nước mặt. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của các khu công nghiệp dẫn đến gia tăng lượng nước thải; việc lạm dụng quá mức các loại phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp... gây ô nhiễm đối với môi trường nước. Nội dung bài viết là đánh giá được diễn biến nước mặt trên hệ thống sông chính và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt vùng ven biển Đồng Bằng Sông Hồng. Qua đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên ...

  • BB


  • Authors: Bùi, Quốc Lập;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Thủy động lực học ở các vùng nước đứng như các hồ tự nhiên và hồ chứa, chủ yếu gây ra bởi lực cắt của gió tác động lên bề mặt hồ và một phần do sự trao đổi nhiệt giữa hồ và khí quyển thông qua bề mặt hồ, là một trong các vấn đề chủ yếu của khoa học môi trường nước. Nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng nước ở các vùng nước đứng thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố các thông số chất lượng nước trong hồ. Do đó, việc hiểu biết và tính toán được sự vận chuyển của nước trong các vùng nước đứng dưới tác dụng của gió có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn chất lượng nước của các nguồn nước này. Với ý nghĩa đó, bài báo này sẽ trình bày một số kết quả ban đầu về việc xây dựng một mô hình số hai chiều để mô phỏng dòng thủy động lực học ở các vùng nước đứng dưới tác dụ...

  • -


  • Authors: Bùi Quang Hương, Uông Huy Hiệp, Bùi Văn Hùng, Bùi Văn Dũng;  Advisor: -;  Participants: - (2019)

  • Mục đích của bài báo nhằm mô phỏng lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước sông Công bằng mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool). Lưu vực với loại hình sử dụng đất chính là lâm nghiệp và nông nghiệp, do đó các thành phần hữu cơ như: BOD, Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-), Amoni (NH4+), Photphat (PO43-) là các thông số được lựa chọn sử dụng đánh giá chất lượng nước. Mô hình được hiệu chỉnh bằng phương pháp SUFI-2 tích hợp trong mô hình SWATCUP. Kết quả cho thấy mô hình SWAT mô phỏng khá tốt dòng chảy và chất lượng ước vùng nghiên cứu. Điều này được thể hiện bằng các giá trị R2 và NSE lớn hơn 0,5; PBIAS nhỏ hơn 5% đối với dòng chảy và 18,4% đối với chất lượng nước. Mô hình hiệu chỉnh tốt này có thể được áp dụng trong dự báo dòng chảy và chất lượng nước của lưu vực sông Công trong tươ...

  • BB


  • Authors: Nhâm Thị Thúy Hằng;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Thị Thế Nguyên; Nguyễn Thị Thanh Thúy; Hoàng Nghĩa Anh (2023)

  • Trong bài báo này, chất lượng nước ba hồ được đánh giá bằng chỉ số chất lượng nước WQI trong 05 năm gần đây, từ 2018 đến 2022. Chất lượng nước được đánh giá thông qua các nhóm thông số vật lý, hóa học và sinh học bao gồm: pH, DO, BOD5, COD, NH4+-N, PO43--P và coliform. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước các hồ này đã bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều vượt giới hạn cho phép tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Giá trị trung bình WQI không có xu hướng cải thiện trong những năm từ 2018 đến năm 2021. Năm 2022 do xây dựng kè bờ hồ ngăn nước đến từ khu vực xung quanh nên chỉ số WQI có tăng lên, chất lượng nước được cải thiện sau khi có kè.

  • previous
  • 1
  • next