Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-5 of 5 (Search time: 0.217 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Tăng Xuân Thọ;  Advisor: -;  Participants: Trần Thanh Tùng (2021)

  • Bài báo này trình hiện trạng và phân loại các tường biển ở khu du lịch Đồ Sơn. Các cơ chế phá hoại và nguyên nhân gây hư hỏng tường biển ở Đồ Sơn cũng được thảo luận trong bài báo. Trong đó, lưu lượng tràn đơn vị và mức đảm bảo an toàn của công trình đã được tính toán chi tiết cho từng đoạn tường biển. Kết quả tính toán trong bài báo sẽ là cơ sở quan trọng phục vụ nghiên cứu đề xuất các giải pháp tôn tạo, bảo vệ hệ thống tường biển tại khu du lịch Đồ Sơn trong tương lai.

  • BB


  • Authors: Lê Văn Thịnh;  Advisor: -;  Participants: Lê Hải Trung (2021)

  • Bài báo đánh giá nguyên nhân, khả năng xảy ra sự cố kè bảo vệ bờ biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy, tính toán cho thấy mất ổn định cấu kiện bảo vệ mái, sóng tràn vượt quá lưu lượng cho phép và mất ổn định chân là các sự cố quan trọng và nguy hiểm nhất. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho công tác sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm đảm bảo ổn định, bền vững trong mùa mưa bão.

  • BB


  • Authors: Phan Đình Tuấn;  Advisor: -;  Participants: - (2021)

  • Bài báo trình bày quá trình nghiên cứu và ứng dụng kết cấu tiêu sóng hình trụ rỗng (TSD). Bằng phương pháp thí nghiệm mô hình vật lý với các điều kiện thiết kế tại khu vực bờ biển Bãi Tiên, Thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích sóng tràn, sóng phản xạ từ thí nghiệm của kết cấu với hệ số phản xạ Kr = 0.38~0.42, sóng tràn trong các trường hợp thiết kế đều đạt nhỏ hơn giá trị cho phép [q]=10 l/s/m.

  • BB


  • Authors: Phan Đình Tuấn;  Advisor: -;  Participants: - (2021)

  • Từ kết quả số liệu đo đạc lưu lượng tràn trên thí nghiệm mô hình vật lý, tác giả đã so sánh, đánh giá sóng tràn qua 3 dạng mặt cắt (1) mặt cắt mái nghiêng (2) mặt cắt mái nghiêng có tường đỉnh (3) mặt cắt có kết cấu tiêu sóng hình trụ rỗng tại đỉnh (TSD) với cùng cao trình đỉnh. Kết quả sóng tràn qua mặt cắt (1) lớn nhất. Với kết cấu TSD khi hệ số lỗ rỗng bề mặt tăng thì hiệu quả giảm sóng tràn tăng. Kết quả phân tích chỉ ra sóng tương tác kết cấu TSD và xu thế tràn tương đồng với đê mái nghiêng nhưng hiệu quả giảm tràn gần với mặt cắt đê dạng mái nghiêng có tường đỉnh.

  • BB


  • Authors: Phan Đình Tuấn;  Advisor: -;  Participants: Trần Đình Hòa (2021)

  • Thí nghiệm mô hình vật lý máng sóng đã được thực hiện một cách công phu với 60 kịch bản sóng ngẫu nhiên kết hợp mặt cắt tường biển có kết cấu rỗng (TSD) khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của TSD đến lưu lượng sóng tràn qua công trình. Kiểm nghiệm phương pháp tường biển hỗn hợp với Rc/Hm0 <1,35 cho đường cong lý thuyết để xây dựng phương pháp tính. Dựa vào các kết quả thí nghiệm, nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp tính toán sóng tràn qua TSD, cho phép kể đến các tham số kết cấu TSD (độ ngập buồng (d), lỗ rỗng bề mặt (e)).

  • previous
  • 1
  • next