Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.001 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Vũ, Duy Vĩnh;  Advisor: -;  Participants: - (2015)

  • Các dải rừng ngập mặn ven biển không chỉ có ý nghĩa lớn đối với môi trường sinh thái mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc giảm độ cao sóng, bảo vệ bờ biển. Mặc dù vậy, vấn đề đánh giá định lượng mức độ giảm sóng của rừng ngập mặn còn khá mới mẻ. Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình toán dựa trên hệ thống mô hình Delft3d do Viện Thủy lực Delft (Hà Lan) phát triển để nghiên cứu vai trò làm giảm độ cao sóng của một số dải rừng ngập mặn ở vùng ven biển Hải Phòng. Mô hình toán được thiết lập cho một số kịch bản khác nhau với các điều kiện có rừng ngập mặn (thực tế) và không có rừng ngập mặn (giả định) bằng các công thức của Baptist (2005), Collins (1972) và De Vries-Roelvink (2004).

  • BB


  • Authors: Trần, Đình Lân; Vũ, Duy Vĩnh;  Advisor: -;  Participants: - (2014)

  • Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng một hệ thống mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu vùng đục cực đại (MTZ-maximum turbidity zone) ở ven bờ châu thổ sông Mê Kông. Trong nghiên cứu này, hệ thống mô hình (Delft3D) thủy động lực - sóng và vận chuyển trầm tích lơ lửng đã được thiết lập và được kiểm chứng với các số liệu đo đạc khảo sát tại khu vực nghiên cứu. Với các kịch bản tính toán cho mùa lũ và mùa cạn, kết quả cho thấy sự xuất hiện những MTZ ở vùng cửa sông ven bờ sông Mê Kông với hàm lượng trầm tích lơ lửng phổ biến 0,04 - 0,07 kg/m3 (mùa cạn) và 0,05 - 0,1 kg/m3 (mùa lũ). Vị trí và phạm vi của các MTZ này biến động phụ thuộc chủ yếu vào tương tác của các khối nước sông đưa ra và dao động của mực nước triều. Các vùng đục cực đại xuất hiện nhiều hơn vào mùa cạn và t...

  • BB


  • Authors: Vũ, Duy Vĩnh;  Advisor: -;  Participants: - (2013)

  • Sử dụng mô hình toán học để đánh giá dự báo sự lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu là một trong những phương pháp hiệu quả góp phần xây dựng các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu. Trong bài báo này, tác giả áp dụng mô hình toán học để tính toán mô hình lan truyền dầu với 18 kịch bản khác nhau, đánh giá mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố tràn dầu ở khu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh. Có thể thấy rằng, mức độ ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tràn dầu phụ thuộc vào các yếu tố như lượng dầu tràn, điều kiện thủy động lực và gió khi xảy ra sự cố tràn dầu.

  • BB


  • Authors: Vũ, Duy Vĩnh;  Advisor: -;  Participants: - (2014)

  • Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy ở vùng ven biển Hải Phòng. Các biên mở biển của mô hình thủy động lực được tạo ra bằng phương pháp lưới lồng (NESTING) từ một mô hình tính rộng hơn ở phía ngoài. Mô hình thủy động lực được thiết lập với 7 lớp độ sâu theo chiều thẳng đứng trong hệ tọa độ  và được hiệu chỉnh kiểm chứng với số liệu đo mực nước tại Hòn Dáu và dòng chảy tại một số điểm trong khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán đã cho thấy các đặc điểm biến động theo không gian và thời gian của trường dòng chảy ở khu vực ven biển Hải Phòng, trong đó có vai trò quan trọng của dao động mực nước.

  • previous
  • 1
  • next