Lọc theo bộ sưu tập

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau
Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 4 trong 4 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • BB


  • Tác giả: Liu, Z.; Bùi Văn Vượng;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2014)

  • Thay đổi nguồn lượng vật liệu trầm tích hệ thống sông Hồng trong vòng 100 năm qua được nghiên cứu qua các chỉ thị về thành phần, hàm lượng khoáng vật sét, tuổi, tốc độ lắng đọng trầm tích ở phần ngập nước ven châu thổ sông Hồng. Kết quả cho thấy, nguồn lượng vật liệu trầm tích đổ ra phần đất ngập nước châu thổ sông Hồng thay đổi theo 4 khoảng thời gian: Khoảng I (1910-1930), nguồn lượng vật liệu trầm tích tăng nhanh; Khoảng II (1930-1960), nguồn lượng vật liệu trầm tích tăng trung bình; Khoảng III (1960-1990), nguồn lượng vật liệu trầm tích tăng ít và có xu thế giảm; Ngược lại, khoảng IV (1990-2011), nguồn lượng vật liệu trầm tích có xu thế giảm. Kết quả không chỉ biểu thị thay đổi nguồn lượng trầm tích mà còn thể hiện kết quả tác động của con người trên lưu vực sông Hồng trong vòng...

  • BB


  • Tác giả: Ouillon, S.; Vũ, Duy Vĩnh;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2014)

  • Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu ảnh hưởng của lực Coriolis đến chế độ dòng chảy và vận chuyển trầm tích lơ lửng ở vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứu này, một mô hình 3 chiều đã được thiết lập và được kiểm chứng với các số liệu đo đạc khảo sát. Hai nhóm kịch bản tính đã được thiết lập: có lực Coriolis và không có lực Coriolis. Các kết quả tính toán cho thấy lực Coriolis là yếu tố góp phần tạo thành và làm tăng cường dòng chảy dọc bờ, tăng tốc độ dòng chảy ở khu vực ven bờ Văn Lý - Hải Hậu. Yếu tố này làm tăng cường mạnh lượng nước và trầm tích lơ lửng di chuyển dọc bờ xuống phía Nam - Tây Nam với mức độ khác nhau ở mỗi mặt cắt. Vai trò của lực Coriolis cũng được thể hiện thông qua tác động gây ra sự thiếu hụt trầm t...

  • BB


  • Tác giả: Trần, Đức Thạnh; Vũ, Duy Vĩnh;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2014)

  • Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy ở vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứu này, một mô hình 3 chiều đã được thiết lập với 4 lớp độ sâu (hệ tọa độ ). Số liệu đưa vào từ các biên mở phía biển có được thông qua sử dụng phương pháp lưới lồng (NESTING) cùng một mô hình tính rộng hơn ở phía ngoài. Mô hình đã được hiệu chỉnh kiểm chứng với số liệu đo mực nước tại Hòn Dáu và dòng chảy tại một số điểm (Ba Lạt, Nam Triệu) trong khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán đã cho thấy các đặc điểm biến động theo không gian và thời gian của trường dòng chảy tổng hợp và dòng dư ở khu vực ven bờ châu thổ sông Hồng, trong đó đã chỉ ra các vai trò khác nhau của dao động mực nước - dòng triều, dòng chảy sông, t...

  • BB


  • Tác giả: Baetens, K.; Vũ, Duy Vĩnh;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2013)

  • Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình vật lý - thủy động lực cho vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Đây là mô hình phát triển với mã nguồn mở COHERENS V2.0 - một mô hình 3 chiều có thể áp dùng cho vùng ven bờ và thềm lục địa dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán với 10 kịch bản khác nhau đã cho thấy vai trò của điều kiện gió kết hợp với thủy triều và tải lượng nước sông đến phân bố độ mặn và hoàn lưu ven bờ ở khu vực này. Theo đó trường gió trong mùa khô làm tăng cường vận tốc dòng chảy dư xuống phía Tây Nam, tăng sự xâm nhập mặn vào vùng ven bờ và gradient độ mặn theo phương thẳng đứng. Trong khi đó vào mùa mưa, trường gió làm tăng cường sự vận chuyển khối nước từ sông ra phía ngoài, tăng phạm vi ảnh hưởng của khối nước sông ở lớp nước bề mặt và ảnh ...

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau