Thông tin tài liệu


Nhan đề : Đánh giá sự tích lũy Cadimi trong cây lúa trồng trên đất phù sa sông Hồng do ảnh hưởng của nước tưới ô nhiễm
Tác giả: Vũ Thị Khắc
Người tham gia: Lê Tuấn An
Đinh Thị Lan Phương
Nguyễn Thị Hằng Nga
Năm xuất bản : 2022
Nhà xuất bản : Trường Đại học Thủy lợi
Số tùng thư/báo cáo: Tạp chí Khoa học Thủy lợi và Môi trường, Số 79 (6/2022), tr.33-41
Tóm tắt : Nghiên cứu được thực hiện trên đất canh tác nông nghiệp tại Đồng bằng sông Hồng với nguồn nước tưới từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có hàm lượng Cadimi (Cd) trung bình 4 vụ liên tiếp (5/2019 - 5/2021) là 0,039 ppm. Dưới điều kiện canh tác thông thường, tiến hành thu mẫu theo 3 thời kỳ sinh trưởng của lúa để phân tích hàm lượng Cd thu được kết quả như sau: hàm lượng Cd tích lũy trong rễ tăng dần trong suốt vòng đời sinh trưởng của lúa với tốc độ gia tăng từ 1,1 – 1,2 lần. Hàm lượng Cd trong thân lá tăng nhanh theo 3 thời kỳ với tốc độ tích lũy trung bình là 3,9 lần. Kết quả thực nghiệm trong 4 vụ cho kết quả thống nhất về hàm lượng Cd trong hạt trung bình là 0,00575 ppm thấp hơn ngưỡng khuyến cáo của FAO (0,01 ppm). Đồng thời mối tương quan về hàm lượng Cd trong các bộ phận của cây lúa trùng khớp với nghiên cứu trong nhà lưới: hàm lượng Cd trong rễ > thân lá > hạt. Kết quả này là do từ khi hình thành đến khi chín, hạt lúa lấy 80% chất khô từ quá trình quang hợp, các dưỡng chất còn lại lấy từ rễ và lá; Ngoài ra, thời gian của quá trình tạo hạt chỉ chiếm 25% vòng đời của cây lúa, do đó lượng Cd tích lũy trong hạt thấp hơn trong thân lá và rễ.
URI: http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/12019
ISSN : 1859-3941
Trong bộ sưu tập: 2022
XEM MÔ TẢ

59

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • D12019.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 468,32 kB

    • Định dạng : Adobe PDF

  • Bạn đọc là cán bộ, giáo viên, sinh viên của Trường Đại học Thuỷ Lợi cần đăng nhập để Xem trực tuyến/Tải về



    Khi sử dụng tài liệu trong thư viện số bạn đọc phải tuân thủ đầy đủ luật bản quyền.