Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-8 of 8 (Search time: 0.29 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Phùng Ngọc Trường;  Advisor: -;  Participants: Lê Anh Tuân; Phạm Thị Bích Ngọc; Nguyễn Thị Xuân Thắng (2019)

  • Bài báo trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng mức độ DBTT sinh kế ở 4 xã ven biển có RNM thuộc huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 48 yếu tố phụ, 7 yếu tố chính: Thảm họa tự nhiên và BĐKH, hiện trạng chăm sóc sức khỏe, hiện trạng cung cấp thực phẩm, tiếp cận các tiện nghi, hiện trạng sinh kế, dân số - xã hội, hỗ trợ cộng đồng và 3 nhóm cấu thành theo IPCC: mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC). Các kết quả cho thấy tác động của BĐKH đến cộng đồng dân cư là khá lớn nhưng (AC) chưa thật sự đáp ứng được những diễn biến cực đoan, khó đoán định của các hiện tượng thời tiết, khí hậu... LVI có thể áp dụng ở đơn vị hành chính các cấp, giúp cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách giám sát diễn biến mức...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Kim Cúc;  Advisor: -;  Participants: Hà Thị Hiền (2020)

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% số người tham gia đánh giá này đều có nhận xét tích cực về hiệu quả của hoạt động trồng, phục hồi và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương. Về mặt môi trường, 97% người dân cho biết thiệt hại từ bão ít hơn kể từ khi có rừng trở lại. Xét về yếu tố phát triển kinh tế, có 57% người dân cho biết thu nhập của họ đã tăng lên kể từ khi rừng ngập mặn được phục hồi với giá trị kinh tế mang lại từ rừng ngập mặn là 65 triệu đồng/ha/năm. Hoạt động phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đã đem lại những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương có rừng và những bài học bổ ích trong quản lý rừng ngập mặn.

  • BB


  • Authors: Hà Thị Hiền;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Thị Kim Cúc (2022)

  • Nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá và định lượng giá trị carbon tích luỹ và trao đổi nhằm tính ra giá trị carbon tích luỹ trong RNM. Kết quả nghiên cứu cho thấy RNM có tổng giá trị carbon xanh tích luỹ là 208,18 MgC ha-1, trong đó carbon tồn lưu dưới mặt đất chiếm tỉ lệ trên 81% tổng giá trị carbon tích luỹ. Carbon trao đổi trong nước phụ thuộc lớn vào chu kỳ thuỷ triều và mùa trong năm (mùa mưa, mùa khô). Xu hướng này cũng tương tự với giá trị carbon phát thải từ các môi trường đất, nước vào khí quyển. Nghiên cứu tính được tổng lượng carbon đầu vào và đầu ra tương ứng của RNM lần lượt là 13,51 ± 5,60 MgC ha-1 năm-1 và 13,13 ± 5,27 MgC ha-1 năm-1. Từ các giá trị này nghiên cứu xác định được carbon tích lũy trong đất và sinh khối RNM còn lại là 7,29 MgC ha-1 n...

  • BB


  • Authors: Hà Thị Hiền;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Thị Kim Cúc (2020)

  • Rừng ngập mặn là vùng đất ngập nước chuyển tiếp giữa đất liền và đại dương. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nhận nhiều tương tác về dòng chảy và trầm tích sông, biển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định giá trị khí CO2 phát thải từ giao diện nước – không khí tại diện tích rừng ngập mặn trồng tại cửa sông Ba Lạt. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phát thải CO2 từ giao diện nướckhông khí phụ thuộc chu kì thủy triều, biên độ thủy triều và mùa trong năm. Chu kì thủy triều nước lớn phát thải CO2 nhiều hơn chu kì nước ròng. Biên độ thủy triều càng lớn, sự phát thải CO2 càng cao. Giá trị phát thải trong mùa mưa cao hơn so với trong mùa khô. Giá trị phát thải CO2 từ giao diện nước-không khí trung bình là 0,15 ± 0,03 MgC ha-1 năm-1. Giá trị này thấp hơn 11,67 lần lượng phát thải từ bề mặ...

  • BB


  • Authors: Phạm Tiến Dũng;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Huy Hoàng; Trần Thị Mai Sen; Nguyễn Thị Xuân Thắng (2020)

  • Bài báo này sẽ trình bày nghiên cứu áp dụng công nghệ bay không người lái (UAV) tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, Nam Định để đánh giá khả năng áp dụng công nghệ mới này trong quản lý lớp phủ thảm thực vật rừng ngập mặn. Dữ liệu UAV được thu thập vào đợt bay các tháng 3/2018 và 3/2019, tập trung vào khu vực rừng tự nhiên gần chòi canh, ven cửa sông và rừng trồng Bãi Trong. Phần mềm mã nguồn mở OpenDroneMap được sử dụng để xử lý hình ảnh UAV. Kết quả cho thấy rừng tự nhiên sinh trưởng tốt trong khi rừng trồng tại Bãi Trong (chủ yếu là rừng Trang) có hiện tượng suy giảm chất lượng. Đường bay với chiều cao bay, khoảng cách giữa hai tuyến bay, thời gian chụp ảnh hưởng lớn đến mức độ thành công của quá trình xử lý hình ảnh cây rừng. UAV thực sự là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho người quản lý, gi...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Kim Cúc;  Advisor: -;  Participants: - (2023)

  • Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tham gia của các bên liên quan trong quản trị rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước được đánh giá là có tầm ảnh hưởng cao và nhóm này cũng được cho là quan tâm cao đến việc quản lý rừng ngập mặn ở các địa phương. Nhóm hỗ trợ phát triển rừng ngập mặn ở các địa phương được đánh giá có mức độ quan tâm từ trung bình thấp đến cao. Nhóm các đối tượng trực tiếp tham gia vào bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn được cho là có tầm ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm khá cao đến quản lý và phát triển rừng ngập mặn ở các địa phương.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Kim Cúc;  Advisor: -;  Participants: - (2023)

  • Nghiên cứu tập trung vào thực trạng chính sách và thể chế quản lý RNM. Kết quả cho thấy hầu hết diện tích RNM ở Việt Nam (trừ rừng đặc dụng) quản lý bởi UBND xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và Sở TNMT. Các nhóm chủ rừng: Ban quản lý, các UBND xã phối kết hợp với cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội. Quyền sử dụng RNM có sự chồng chéo giữa các nhóm chủ rừng cũng như hình thức quản lý. Quyền quyết định về mục đích, diện tích và thời hạn sử dụng đất và rừng thuộc về Nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền). Nhìn chung, chính sách quản lý RNM hiện chưa khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan. Kết quả này cho thấy cần tiếp tục phát triển hệ thống thể chế và chính sách để hỗ trợ tốt hơn cho việc quản trị RNM.

  • previous
  • 1
  • next