Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-10 of 10 (Search time: 0.028 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Nguyễn Lương Bằng;  Advisor: -;  Participants: - (2020)

  • Mưa quan sát từ vệ tinh đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong mô phỏng thủy văn và quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Nhiệm vụ đo đạc lượng mưa toàn cầu (Global Precipitation Measurement, GPM) là một trong những sản phẩm mưa mới, tính mưa từ một tổ hợp hệ thống nhiều vệ tinh với độ phân giải cao cả về thời gian và không gian, có mục đích mang sản phẩm mưa vệ tinh đến gần hơn nữa trong ứng dụng thực tế. Do đó, nghiên cứu này tiến hành đánh giá chất lượng số liệu mưa GPM cho miền Bắc Việt Nam thông qua so sánh số liệu mưa này với 68 trạm đo mưa mặt đất giai đoạn 2010-2012. Các chỉ tiêu thống kê và các chỉ tiêu độ tin cậy được dùng để đánh giá chất lượng mưa GPM khi so sánh với mưa trạm. Kết quả cho thấy sản phẩm mưa GPM có thể được dùng để đánh giá tài nguyên nước mưa cho miền Bắc V...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thế Hòa;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Determining a demand function or a import demand function is one of the basic and meaningful studies in economics, since it may be used for many economic purposes such as forecasting quantity demanded for following time periods, assessment of effects of government policies on social welfair changes, especially taxation, and others. To do so, one must use multiple regression analysis in econometrics. In this process one has to cope with the unit root problem. But much of time series have unit roots (nonstationary series). That means it can lead spurious results and a relationship between the variables of the model in fact none exists. With traditional approach of Johansen method, one has to difference a variable before using it in a regression. But it is required much more data and d...

  • BB


  • Authors: Vũ Thị Thu Thủy;  Advisor: -;  Participants: Nghiêm Tiến Lam (2005)

  • Bài viết trình bày việc ứng dụng mô hình thủy động lực học Delft3D-FLOW để mô phỏng nước dâng do bão cho bờ biển phía Bắc Việt Nam với việc hiệu chỉnh và kiểm định trong tính toán nước dâng do bão cho hai trận bão điển hình Frankie (1996) và Wukong (2000).

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Quang Lương; Lê, Hải Trung;  Advisor: -;  Participants: - (2010)

  • Xói chân đê biển trong bão có thể gây ra mất ổn định của đê biển, không đảm bảo chức năng bảo vệ vùng đất phía sau, gây thiệt hại về con người, cơ sở vật chất và những giá trị khác. Từ lâu mô hình vật lý đã được áp dụng trong nghiên cứu xói chân đê biển, tuy nhiên ở Việt Nam những nghiên cứu này còn hạn chế. Báo cáo này giới thiệu về khả năng áp dụng mô hình vật lý trong máng sóng trong nghiên cứu xói chân đê biển Việt Nam và trình bày một số kết quả thực nghiệm đạt được dựa trên các thí nghiệm đã tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Thuỷ lực Tổng hợp, Đại học Thuỷ lợi. Kết quả nghiên cứu dựa trên các thí nghiệm mô hình vật lý cùng với các đo đạc quan trắc sẽ góp phần xây dựng tiêu chuẩn thiết kế đê biển Việt Nam trong thời gian tới.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Hoàng Hoa;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Hầu hết các dự án phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi trên thế giới đều có liên quan đến việc di dân tái định cư, điều này ít nhiều làm gián đoạn đáng kể đến kế sinh nhai hiện tại của người dân. Nói chung có những tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân di dời. Bài báo này đưa ra thực trạng công tác di dân tái định cư ở các dự án Thuỷ điện, thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua và thảo luận một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực. Điều này ngụ ý rằng người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, phải ít nhất là không bị ảnh hưởng tiêu cực về tình trạng sống của họ, và trong trung và dài hạn cần phải có những cơ hội để cải thiện nâng cao đời sống. Đặc biệt chú ý để cải thiện tình trạng của người nghèo và dễ bị tổn thương trong cộng đồng có li...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Tiến Thành;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Hồ Phương Thảo (2022)

  • Năm 2021, Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố báo cáo quan trọng về đánh giá biến đổi khí hậu lần 6 (AR6) dựa trên kết quả của hơn 100 phiên bản mô hình khí hậu toàn cầu khác nhau với đầu vào là 5 “Kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội” (Shared Socioeconomic Pathways -SSP). Một trong những tiến bộ quan trọng nhất của báo cáo AR6 là những dự tính, dự báo về sự nóng lên toàn cầu trong tương lai có độ tin cậy cao hơn so với các báo cáo trước đó. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá mức độ hạn hán trên quy mô không gian toàn bộ lãnh thổ và thời gian 1 và 3 tháng theo các kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội này. Vì vậy, nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ hạn hán trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo các kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội đượ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Tiến Thành;  Advisor: -;  Participants: - (2021)

  • Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm dự báo từ các mô hình khí hậu động lực toàn cầu đã được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, với mỗi thời điểm dự báo, hạn dự báo và khu vực được dự báo khác nhau thì chất lượng dự báo cũng rất khác nhau đối với một hoặc nhiều mô hình khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá chất lượng dự báo các trường khí tượng như trường mưa và trường nhiệt độ từ một số mô hình khí hậu toàn cầu đang được chạy nghiệp vụ tại các trung tâm dự báo thời tiết khí hậu lớn trên thế giới cho khu vực Việt Nam. Sản phẩm dự báo từ các mô hình này được đánh giá ở thời điểm dự báo trong các tháng điển hình của mùa hè (tháng 7) và m...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Bá Quỳ; Nguyễn, Văn Thìn;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Tiêu chuẩn an toàn cho đê biển là đưa ra một mức an toàn ứng với một tần suất thiết kế nào đó mà mức độ rủi ro của vùng được đê bảo vệ là chấp nhận được. Có nhiều cách để xác định tiêu chuẩn an toàn của đê biển, một trong các hướng đó là tiêu chuẩn an toàn trên cơ sở tối ưu về kinh tế đang được nhiều nước tiên tiến chấp nhận và cũng rất phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Kim Cúc;  Advisor: -;  Participants: - (2023)

  • Nghiên cứu tập trung vào thực trạng chính sách và thể chế quản lý RNM. Kết quả cho thấy hầu hết diện tích RNM ở Việt Nam (trừ rừng đặc dụng) quản lý bởi UBND xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và Sở TNMT. Các nhóm chủ rừng: Ban quản lý, các UBND xã phối kết hợp với cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội. Quyền sử dụng RNM có sự chồng chéo giữa các nhóm chủ rừng cũng như hình thức quản lý. Quyền quyết định về mục đích, diện tích và thời hạn sử dụng đất và rừng thuộc về Nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền). Nhìn chung, chính sách quản lý RNM hiện chưa khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan. Kết quả này cho thấy cần tiếp tục phát triển hệ thống thể chế và chính sách để hỗ trợ tốt hơn cho việc quản trị RNM.

  • previous
  • 1
  • next