Filter by collection

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.001 seconds).
Item hits:
  • BB


  • Authors: Nguyễn, Kỳ Phùng; Dương, Thị Thúy Nga;  Advisor: -;  Participants: - (2018)

  • Chỉ số chất lượng môi trường nước mặt WQI và chỉ số chất lượng môi trường không khí AQI được sử dụng để đánh giá nhanh chất lượng môi trường nước và không khí. Bài báo giới thiệu phương pháp tự động tính toán chỉ số WQI và AQI bằng phần mềm tự xây dựng. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước, không khí do Tổng cục Môi trường (TCMT) ban hành sẽ được kết hợp với phương pháp xử lý tự động trên phần mềm là các phương pháp chủ đạo được thực hiện trong nghiên cứu. Kết quả tính toán các chỉ số chất lượng môi trường tự động trên phần mềm của tác giả có độ chính xác tương ứng với phương pháp tính toán thủ công truyền thống. Việc tính toán tự động các chỉ số chất lượng môi trường sẽ giúp công tác xử lý dữ liệu môi trường được dễ dàng và chính xác, cập nhật thông tin về tình h...

  • BB


  • Authors: Bùi, Chí Nam;  Advisor: -;  Participants: - (2017)

  • Báo cáo trình bày việc sử dụng các dữ liệu quan trắc mưa từ Chương trình Đo mưa Toàn cầu và Hệ thống Ước lượng Lượng mưa từ Thông tin viễn thám sử dụng mạng thần kinh Nhân tạo tích hợp Hệ thống Phân loại mây so sánh đánh giá với số liệu quan trắc mưa từ các trạm mặt đất để xác định mức độ chính xác của các số liệu vệ tinh nhằm phục vụ công tác cảnh báo mưa và ngập tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp sử dụng là truy vấn không gian, đánh giá thống kê theo loại (Ulrich Damrath, 2002) và đánh giá thống kê theo biến. Kết quả cho thấy lượng mưa ngày có độ chính xác trung bình khoảng 72% - 76%, trung bình của sai số tuyệt đối là khoảng 11 - 13 mm.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Văn Tín; Nguyễn, Kỳ Phùng;  Advisor: -;  Participants: - (2017)

  • Chất lượng không khí là một vấn đề nghiêm trọng tại Tp. Hồ Chí Minh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, vì vậy việc đưa những thông tin dự báo chất lượng không khí là rất cần thiết. Các mô hình dự báo chất lượng không khí cổ điển Berliand hoặc Gausstrước đây chỉ xét đến các điều kiện khí tượng cố định điều này không phù hợp với thực tế khi nhiệt độ, gió, độ ẩm biến đổi từng giờ, ngày, tháng. Do vậy hướng tiếp cận mới đã được ứng dụng trong những năm gần đây là sử dụng các mô hình quang hóa (CMAQ) kết hợp với mô hình dự báo khí tượng (WRF) [3]. Bài báo này trình bày quy trình dự báo các trường khí tượng từ mô hình WRF để cung cấp số liệu cho mô hình CMAQ dự báo chất lượng không khí ở TP. Hồ Chí Minh. Các quy trình đưa ra được xây dựng chạy tự động nhằm tiết kiệm thời ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Văn Tín;  Advisor: -;  Participants: - (2017)

  • Bài báo đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa thời đoạn: 15’, 30’, 45’, 60’, 90’, 120’ và 180’tại trạm Tân Sơn Hòa giai đoạn 1971 - 2016 sử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và ước lượng xu thế Sen. Các kết quả được đánh giá dựa trên quá trình phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α < 0,1 (xác suất phạm sai lầm loại I là 10%). Kết quả cho thấy xu thế lượng mưa các thời đoạn 15’ và 30’ đảm bảo ý nghĩa thống kê với tốc độ tăng tương ứng là: 1,84 mm/10 năm và 1,56 mm/10 năm. Lượng mưa thời đoạn: 45’, 60’ 90’, 120’ và 180’ đều có xu hướng tăng tuy nhiên mức ý nghĩa không đảm bảo tính thống kê (α = 0,1).

  • previous
  • 1
  • next