Browsing by Author Nguyễn Đăng Tính

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 8 of 8
  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Minh Tâm; Vũ Văn Kiên; Vũ Thị Thu Hương (2019)

  • Bán đảo Cà Mau có diện tích chiếm tới khoảng 43% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa năm khá lớn nhưng tập trung chủ yếu trong mùa mưa. Việc sử dụng nước mưa cho sinh hoạt là khá phổ biến, đặc biệt là những vùng ven biển, những vùng chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình thu hứng nước mưa chưa đúng cách, dẫn đến chất lượng nước mưa không đảm bảo, hơn thế nữa chưa có đủ cơ sở để người dân lựa chọn dung tích bể chứa nước mưa đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt trong cả năm. Bài báo sẽ nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn để đề xuất dung tích bể chứa nước mưa hợp lý cho từng vùng để người dân có cơ sở lựa chọn phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở các hộ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Võ Văn Tiền; Trịnh Công Vấn; Vũ Văn Kiên (2021)

  • Kết quả tính toán chỉ số SDI cho thấy khá phù hợp với thực tế diễn biến hạn thủy văn trên dòng chính Mekong chảy vào ĐBSCL, đặc biệt khi có lũy tích thêm dòng chảy của 3 tháng cuối mùa mưa năm trước khi dòng chảy từ sông Mekong vào ĐBSCL có sự điều tiết của Biển Hồ ở Camphuchia. Việc phân cấp mức độ hạn thủy văn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thiên tai do hạn hán nói chung, hạn thủy văn nói riêng ở ĐBSCL, và đây cũng là cơ sở nghiên cứu để bổ sung thêm các tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai hiện hành.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Hoàng Tuấn; Lê Hoàng Sơn; Vũ Văn Kiên (2020)

  • Qua phân tích tài chính các hệ thống canh tác phổ biến ở vùng Bán đảo Cà Mau, cần xem xét loại bỏ các hệ thống canh tác trồng mía và hệ thống canh tác 03 vụ lúa, và chuyển sang các hệ thống canh tác thích nghi với điều kiện sinh thái, và sản phẩm có thị trường tiêu thụ mang lại thu nhập cao, ổn định. Hướng chung là giảm đất lúa, tăng diện tích nuôi thủy sản, bao gồm: (1) nuôi tôm nước lợ chuyên canh, nuôi tôm mùa khô – trồng lúa đặc sản địa phương mùa mưa, (2) trồng các loại cây ăn quả phù hợp với sinh thái của địa phương, canh tác 2 vụ theo phương thức lúa-màu luân canh.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Đổng Uyên Thanh; Nguyễn Ngọc Quỳnh; Ngô Đức Chân (2019)

  • Hệ thống nước dưới đất vùng Bán đảo Cà Mau có 6 tầng chứa nước chính (không kể tầng qh rất nghèo nước). Trong đó có 4 tầng chứa nước được khai thác sử dụng chính là tầng qp2-3, qp1, n22 và n21, hai tầng thứ yếu là tầng qp3 và tầng n13. Mặc dù các tầng chứa nước phân bố toàn vùng nhưng do diện phân bố nước nhạt/mặn đan xen trên các mặt cắt rất phức tạp nên việc quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước gặp nhiều khó khăn. Bài báo đã hệ thống hóa thông tin các tầng chứa thành Bản đồ phân vùng khai thác NDĐ tỷ lệ 1:200.000 để cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý nguồn nước tại từng vùng kinh tế - xã hội.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Trịnh Công Vấn; Phan Hữu Cường; Phạm Quang Chánh (2019)

  • Lưu vực sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB) thuộc Bán đảo Cà Mau (BĐCM) là khu vực thấp trũng, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây khá phức tạp. Nguồn nước ngọt một phần từ sông Hậu nhưng chủ yếu là do mưa tại chỗ và nước ngầm khai thác từ các giếng khoan. Hệ thống thủy lợi CLCB đã được quy hoạch từ nhiều năm trước đây với mục tiêu “Ngọt hóa” và gần đây dự án được khởi động lại với mục tiêu “Kiểm soát mặn” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng BĐCM. Mục đích của bài viết này là phân tích tính phù hợp của mô hình sản xuất nông nghiệp thích nghi về nguồn nước, hệ sinh thái trong lưu vực sông CL-CB để đưa ra giải pháp công trình phù hợp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.<...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Trịnh Công Vấn; Phan Hữu Cường (2019)

  • Bài viết này sử dụng VRSAP để phân tích diễn biến nguồn nước trong mùa kiệt tại Bán đảo Cà Mau. Kết quả cho thấy diễn biến nguồn nước trong BĐCM khá phức tạp theo không gian và thời gian, mực nước trong nội đồng có xu hướng tăng lên đáng kể trong tương lai, mặn trong nội đồng không thay đổi đáng kể, trong khi đó lưu lượng trên sông Hậu chảy có xu hướng giảm ở đầu mùa kiệt, tăng ở giữa và cuối mùa do tác động của sử dụng nước phía thượng lưu và biến đổi khí hậu nước biển dâng.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Võ Văn Tiền; Trịnh Công Vấn; Vũ Văn Kiên (2021)

  • Diễn biến mức độ mặn các tháng mùa khô theo chỉ số chuẩn hóa nồng độ mặn (SSI) làm cơ sở để xây dựng tương quan biểu thị biên trên của mức độ mặn từ bình thường, mặn vừa, mặn nặng, mặn rất nặng, và chiều sâu xâm nhập mặn 4g/l tính từ cửa sông được xác định làm cơ sở đánh giá xâm nhập mặn. Kết quả cũng cho thấy rằng việc xâm nhập mặn là bản chất tự nhiên của các vùng ven biển, cửa sông ven biển nên cần có những nghiên cứu chi tiết về phân tầng mặn để có cơ sở khai thác nguồn nước ngọt phục vụ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và điều phối nguồn nước tối ưu nhất.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: Hoàng Tuấn; Lê Hoàng Sơn; Vũ Văn Kiên (2020)

  • Bán đảo Cà Mau có diện tích chiếm tới khoảng 43% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có đa dạng hệ sinh thái, có tiềm năng phát triển nông nghiệp và thủy sản. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai, đánh giá các yếu tố dân sinh, kinh tế xã hội của vùng, nghiên cứu đã đề xuất các hệ thống canh tác thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng, bao gồm (1) hệ thống canh tác tổng hợp đa canh, (2) hệ thống canh tác chuyên nuôi tôm nước lợ, (3) hệ thống canh tác cây ăn trái lâu năm, (4) hệ thống canh tác luân canh lúa - cây trồng cạn,(5) hệ thống canh tác chuyên rau quả ứng dụng công nghệ cao, và (6) hệ thống canh tác chuyên lúa. Bên cạnh đó, nghiên c...