Browsing by Author Nguyễn Thị Thế Nguyên

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 9 of 9
  • LT


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Hoài Nam; Phạm Nguyệt Ánh (2021)

  • Nội dung của bài giảng gồm: Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật môi trường; Môi trường và các vấn đề về môi trường; Các vấn đề kỹ thuật và quản lý môi trường; Các vấn đề cơ bản về quản lý tài nguyên và môi trường đối với kỹ sư môi trường; Một số kiến thức cơ bản về chỉ tiêu phân tích.

  • LT


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: - (2020)

  • Cung cấp kiến thức cơ bản về chất thải rắn, các phương pháp xử lý, tái sử dụng chất thải rắn hiện nay. Cơ sở và phương pháp luận để vận dụng vào thiết kế, lắp đặt, vận hành các công nghệ, công trình xử lý chất thải rắn: sản xuất phân compost, bãi chôn lấp chất thải rắn, các lò đốt chất thải rắn (sinh hoạt, y tế, chất thải rắn độc hại)

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: Nguyễn Ngọc Linh; Mai Duy Khánh; Nguyễn Văn Kựu (2022)

  • Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất, tính toán xử lý phần rác thải sau khi sàng loại bỏ mùn đất (được gọi là rác trên sàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy rác trên sàng chủ yếu là chất thải từ sân vườn, gỗ (31,88%), nhựa (20,86%). Rác thải thực phẩm rất nhỏ (0,02%). Độ ẩm của rác trung bình là 60%. Nghiên cứu cũng đã xác định được lực ép tối ưu cho rác là 10 T/m2. Với lực ép này tỷ trọng trung bình của rác tăng từ 690 kg/m3 (trước ép) lên 1.290 kg/m3 (sau ép). Khối lượng và thể tích trung bình của các mẫu rác giảm tương ứng 20 và 41% sau khi ép. Độ ẩm của rác thải sau khi nén ép trung bình là 25% và nhiệt trị thấp của rác tăng lên đáng kể, biến thiê...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: Cao Thị Ngọc Ánh (2020)

  • Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá, xác định các khu vực bờ biển dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo các quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy 103,64 km, chiếm 44,8% chiều dài bờ biển tỉnh Bình Thuận có chỉ số mức độ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng lớn hơn 3. Hàm Tân và Tuy Phong là huyện có chiều dài bờ biển dễ bị tổn thương lớn nhất. Phú Quốc là địa phương duy nhất của Bình Thuận không có đoạn bờ biển nào dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Kết quả của nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho công...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: - (2023)

  • Trong nghiên cứu này, mô hình chỉ số ASSETS và TRIX đã được áp dụng để xác định trạng thái dinh dưỡng và các quá trình tự nhiên, nhân tạo liên quan đến hiện tượng phú dưỡng của vịnh Cửa Lục. Theo kết quả nghiên cứu, tải lượng dinh dưỡng trong nước vịnh đang ở mức cao và đã có biểu hiện phú dưỡng nước vịnh, mặc dù các thông số DO, NH4+-N và PO43--P nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Do vậy, cần có những biện pháp quản lý, kiểm soát điều kiện dinh dưỡng của vịnh trước các sức ép về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tại khu vực ven bờ CENCO 5 và Việt Hưng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về việc áp dụng mô hình chỉ số ASSETS và TRIX khi đánh giá điều kiện dinh...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: - (2019)

  • Vịnh Xuân Đài là một vùng sinh thái đa dạng về cảnh quan, có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt hải sản, mang lại lợi ích đáng kể cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản quá mức hiện nay đã làm phú dưỡng nước trong vịnh, dẫn đến việc cho tôm hùm nuôi chết hàng loạt. Trong nghiên cứu này, mô hình đánh giá điều kiện dinh dưỡng vùng cửa sông ASSETS đã được áp dụng cho vùng lõi vịnh Xuân Đài để xác định trạng thái dinh dưỡng và các quá trình tự nhiên và nhân tạo liên quan đến hiện tượng phú dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu, vùng lõi vịnh Xuân Đài có chỉ số nhạy cảm cao với phú dưỡng, chỉ số chất dinh dưỡng nitơ ở mức trung bình, chỉ số hiện trạng ở m...

  • SH


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: Vũ Minh Cát (2018)

  • Giáo trình Quản lý biển và vùng bờ nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về các quá trình tự nhiên và những vấn đề liên quan tới khai thác, sử dụng, quản lý biển và vùng bờ. Hiểu biết các quy luật về đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra ở biển và vùng bờ sẽ giúp cho việc khai thác, sử dụng biển, vùng bờ hợp lý và bền vững hơn. Điều này đặc biệt quan trọng ở nước ta, nơi có chiều dài đường bờ biển khá dài, với tiềm năng tài nguyên phong phú giúp cho phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: Phạm Quỳnh Thêu (2019)

  • Công nghệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có thu hồi khí phục vụ phát điện hiện được áp dụng nhiều nơi trên thế giới song vẫn chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Để xây dựng được hệ thống phát điện sử dụng khí bãi rác, cần thiết phải đánh giá trữ lượng khí mê tan (CH4) của rác thải cũng như chi phí - lợi ích từ các phương pháp sử dụng thu gom khí, xử lý. Trong nghiên cứu này, mô hình LandGEM 3.02 được áp dụng để tính toán lượng khí CH4 phát thải và tiềm năng điện khí từ bãi chôn lấp Nam Sơn, Hà Nội. Các tham số của mô hình được tính toán lại theo điều kiện tự nhiên, thành phần chất thải và thực tế quản lý bãi rác Nam Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hằng số tốc độ sinh khí CH4 và k...

  • BB


  • Authors: Nguyễn Thị Thế Nguyên;  Advisor: -;  Participants: - (2022)

  • Trong nghiên cứu này, phương pháp Delphi và quy tắc KAMET được áp dụng để xác định các khu vực ven biển có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên theo Điều 9 - Thông tư 29/2016/TT-BTN. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 khu vực ven biển có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Các khu vực này bao gồm bãi đá bảy màu Cổ Thạch, bãi đá Ông Địa, mũi Kê Gà, bãi biển Ngành Nhỏ, đồi cát Bàu Trắng và đồi cát bay Mũi Né. Nghiên cứu cũng đề xuất xem xét không đưa đồi cát Bàu Trắng và đồi cát bay Mũi Né vào Danh mục các khu vực phải thiết lập Hành lang bảo vệ bờ biển. Kết quả nghiên cứu là cơ sở...