2009 (42)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 42

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Bá Tuyên;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Từ lâu, đập tràn xiên góc đã được ứng dụng trong một số công trình trên sông, công trình kiểm soát dòng chảy như đập chéo, đập răng cưa... với tác dụng hạ thấp đầu nước và tăng khả năng thoát lưu lượng của đập. Bên cạnh đó, hiện nay có một số vấn đề liên quan tới sự an toàn đê sông ở Việt nam cũng như các đê địa phương khác và các công trình xây dựng trong vùng ngập lũ, mà phần lớn có thể liên hệ tới dòng chảy qua các đập tràn xiên góc do sự bố trí ngẫu nhiên của các công trình và hướng dòng chảy lũ thay đổi liên tục theo từng khu vực. Đây là một chủ đề nghiên cứu có ứng dụng to lớn trong thực tế, tuy nhiên cho tới nay còn ít được chú ý nghiên cứu và chưa có nhiều công trình được công...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Đăng Tính; Nguyễn, Quang Kim;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tibet của Trung Quốc ở độ cao hơn 4.000 m, chảy qua Myama, Lào, Thái Lan, Campuchia, vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông qua hệ thống sông Cửu Long, với tổng chiều dài hơn 4.800 km và diện tích hơn 795.000 km2 Các hoạt động xây dựng hồ chứa nói chung; vận chuyển nước trong và ngoài lưu vực; phát triển nông nghiệp; quản lý vận hành, và yếu tố tự nhiên hay thay đổi chế độ thủy văn của lưu vực là quan trọng. Trong số các yếu tố quan trọng trên, việc quản lý và vận hành các công trình có thể gây ảnh hưởng không xảy ra thường xuyên và có thể xem xét là yếu tố bổ trợ cho các kịch bản; vận chuyển nước trong hay ngoài lưu vực chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn,Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Sông Mê Công có tiềm năng thủy điện rất phong phú từ dòng chính đến các dòng nhánh trên lưu vực với tổng công suất ước tính khoảng 53.000MW, trong đó các nước hạ lưu khoảng 30.000MW bao gồm chủ yếu Lào, Camphuchia và Việt nam, và phần thượng lưu vực sông Mê Công có tiềm năng ước tính đạt 23.000 MW, chủ yếu ở Trung Quốc. Với tiềm năng thủy điện rất lớn nên cần được nghiên cứu và có chiến lược sử dụng, quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về tiềm năng thủy điện ở lưu vực sông Mê Công, cũng còn có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để không những đảm bảo phát huy hết tiềm năng thủy điện mà ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Đăng Tính;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Sông Mê Công có tiềm năng thủy điện rất phong phú từ dòng chính đến các dòng nhánh trên lưu vực với tổng công suất ước tính khoảng 53.000MW, trong đó các nước hạ lưu khoảng 30.000MW bao gồm chủ yếu Lào, Camphuchia và Việt nam, và phần thượng lưu vực sông Mê Công có tiềm năng ước tính đạt 23.000 MW, chủ yếu ở Trung Quốc. Với tiềm năng thủy điện rất lớn nên cần được nghiên cứu và có chiến lược sử dụng, quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về tiềm năng thủy điện ở lưu vực sông Mê Công, cũng còn có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để không những đảm bảo phát huy hết tiềm năng thủy điện mà ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Quang Kim; Tô, Quang Toản;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 2,4 triệu ha, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, với cao độ bình quân khoảng 1 m+MSL. Nó được xem là vựa lúa chính của cả nước với sự đóng góp khoảng 40% sản lượng lương thực và 85% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, chịu tác động do phát triển ở thượng lưu, đặc biệt các phát triển làm gia tăng nhu cầu nước (nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp…) làm giảm lưu lượng mùa kiệt xuống hạ lưu cũng như việc gia tăng quá mức các nguồn nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, đe dọa gia tăng xâm nhập mặn ở ĐBSCL và an toàn - an ni...

  • BB


  • Authors: Đỗ, Văn Lượng; Phạm, Ngọc Quý;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhiều công trình Thủy Lợi, Thủy Điện lớn với công trình đầu mối các đập dâng nước là đập bê tông trọng lực thuộc loại bê tông khối lớn (bê tông truyền thống hoặc bê tông đầm lăn - RCC). Song song với các nghiên cứu tính toán về kết cấu, ổn định, phân tích ứng suất nhiệt, thiết lập quy trình công nghệ thi công hợp lý dảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ, hạ gia thành công trình,…, cần phải nghiên cứu thiết kế và lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc: chuyển vị đứng, chuyển vị ngang; áp lực nước lỗ rỗng nền đập; nhiệt độ, biến dạng (ứng suât) của nền và thân đập, mực nước thượng lưu,…, trong quá trình thi công và quản lý khai thác công trình.

  • BB


  • Authors: Ngô, Lê An; Hoàng, Thanh Tùng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và xây dựng phần mềm quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu tài nguyên nước Việt Nam” đi giải quyết các vấn đề khó khăn và những hạn chế hiện nay trong quản lý dữ liệu của ngành tài nguyên nước Việt Nam. Những hạn chế này bao gồm: i) số liệu được lưu trữ không đồng bộ, với nhiều định dạng khác nhau, ii) khuôn thức lưu trữ cũng không thống nhất, không nhất quán về bố cục, iii) rất khó tập hợp dữ liệu về một dạng chuẩn, và quản lý dữ liệu theo hệ thống, iv) chưa có cơ chế đánh giá rõ ràng về chất lượng của số liệu trong cơ sở dữ liệu, v) không có tính kết nối giữa hệ thống các trạm đo đạc, về số liệu và vị trí địa lý giữa các trạm. Với mục đích như vậy, nghiên cứu đã x...

  • BB


  • Authors: Phạm, Thị Hương Lan; Hà, Văn Khối;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Bài báo này tóm tắt những kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xóa các khu chậm lũ sông Hồng, sông Đáy và sông Hoàng Long” do trường Đại học Thủy lợi thực hiện trong năm 2008-2009, GS.TS Hà Văn Khối làm chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, một số giải pháp đã được xem xét làm cơ sở khoa học cho việc xóa các khu chậm lũ, trong đó giải pháp nâng cao hiệu quả cắt lũ của hồ chứa Hòa Bình – Sơn La, phân lũ vào sông Đáy kết hợp với cải tạo lòng dẫn sông Đáy, sông Hoàng Long và tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy trong thời kỳ mùa lũ.

  • BB


  • Authors: Hoàng, Minh Tú; Nguyễn, Quang Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Ổn định đập bê tông trọng lực là một nội dung quan trọng trong công tác thiết kế đập bê tông trọng lực. Bài báo này xây dựng công nghệ phân tích ổn định đập bê tông trọng lực theo tiêu chuẩn hiệp hội kỹ sư quan đội Mỹ . Thông qua đó có những hiểu biết rõ hơn về việc tính toán ổn định đập bê tông trọng lực theo quan điểm của hệ thống tiêu chuẩn Mỹ. Công nghệ phân tích này sẽ là công cụ hữu hiệu khi tiến hành nghiên cứu phân tích ổn định đập bê tông theo các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Quang Hùng; Vũ, Hoàng Hưng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Bài báo đã tổng kết một vài thành quả và phương hướng nghiên cứu thiết kế đập vòm cao trên thế giới đặc biệt là Trung quốc một quốc gia có nhiều kinh nghiệm khi thiết kế đập vòm cao và đã ứng dụng thành công. Đây cũng có thể là những gợi ý nhỏ cho những người nghiên cứu và thiết kế đập vòm ở Việt nam.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Bá Quỳ; Nguyễn, Văn Thìn;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Tiêu chuẩn an toàn cho đê biển là đưa ra một mức an toàn ứng với một tần suất thiết kế nào đó mà mức độ rủi ro của vùng được đê bảo vệ là chấp nhận được. Có nhiều cách để xác định tiêu chuẩn an toàn của đê biển, một trong các hướng đó là tiêu chuẩn an toàn trên cơ sở tối ưu về kinh tế đang được nhiều nước tiên tiến chấp nhận và cũng rất phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Quang Hùng; Vũ, Hoàng Hưng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Hiện nay khi kiểm tra ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực thường sử dụng phương pháp cân bằng giới hạn và phương pháp kết hợp phân tích phần tử hữu hạn với cân bằng giới hạn. Các phương pháp này đã quen thuộc với người tính toán và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Lợi dụng đặc tính của phần tử tiếp xúc và tiêu chuẩn phá hoại Drucker - Prager có sẵn trong phần mềm ANSYS, bài báo đề xuất thêm một phương pháp mới đó là sử dụng mô hình tiếp xúc phần tử hữu hạn phân tích ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Quang Hùng; Vũ, Hoàng Hưng;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Hiện nay khi kiểm tra ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực thường sử dụng phương pháp cân bằng giới hạn và phương pháp kết hợp phân tích phần tử hữu hạn với cân bằng giới hạn. Các phương pháp này đã quen thuộc với người tính toán và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Lợi dụng đặc tính của phần tử tiếp xúc và tiêu chuẩn phá hoại Drucker - Prager có sẵn trong phần mềm ANSYS, bài báo đề xuất thêm một phương pháp mới đó là sử dụng mô hình tiếp xúc phần tử hữu hạn phân tích ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực.

  • BB


  • Authors: Đỗ, Văn Quang;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Các loại cây trồng nói chung cây lúa nói riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đã lấy đi của đất nguồn dinh dưỡng rất lớn. Một phần dinh dưỡng đó nằm trong sản phẩm thu hoạch phục vụ con người, phần còn lại (không nhỏ) ở trong phế thải nông nghiệp. Hiện nay những phế thải nông nghiệp này thường được nông dân đố. Biện pháp này đã gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người và làm mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng. Đất là một nguồn tài nguyên không tái tạo. Trả lại cho đất những gì đã lấy đi của nó là việc làm cần thiết cấp bách của con người. Làm dược việc này chúng ta sẽ bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm bởi khói, hạn chế được việc lạm dụng phân hoá học và thuốc ho...

  • BB


  • Authors: Bùi, Thị Thu Hòa; Đào, Văn Khiêm;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Nước tưới đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên giá trị kinh tế của tưới thấp so với nhiều sử dụng nước khác như nước sinh hoạt đô thị, nước phục vụ phát điện, nước cho công nghiệp, vv…. Do vậy việc tính cầu và giá trị kinh tế của nước tưới rất quan trọng nhằm đề xuất các công cụ quản lý đối với phân bổ tài nguyên nước một cách hiệu quả để đáp ứng các mục tiêu an ninh lương thực. Nội dung của bài viết chúng tôi muốn đề cập đến một số phương pháp ước lượng cầu và giá trị kinh tế của nước tưới tại ba hệ thống thuộc lưu vực sông Hồng – Thái bình như La Khê, Liễn Sơn và Núi Cốc và thực hiện so sánh các kết quả nhằm khẳng định độ chính xác của ...

  • BB


  • Authors: Bùi, Thị Thu Hòa; Đào, Văn Khiêm;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Phù hợp với mục đích của chính sách Tam nông là phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống của nông dân và khu vực nông thôn, các mô hình kinh tế phải phản ánh những khác biệt giữa khu vực nông nghiệp với phần còn lại của nền kinh tế dẫn tới những bất bình đẳng kinh tế giữa các khu vực trên. Nội dung của bài báo này đề cập tới những khác biệt trong giá trị kinh tế của sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất cho khu vực thương mại, chủ yếu là khu vực phát triển nhà ở tại khu vực đô thị (Hà nội) trong thời gian qua. Phương pháp được sử dụng cho tính toán là phương pháp dựa vào Lý thuyết Tô kinh tế, là một trong hai phương pháp hay được sử dụng để xác định giá trị bất động sả...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Hoàng Hoa;  Advisor: -;  Participants: - (2009)

  • Hầu hết các dự án phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi trên thế giới đều có liên quan đến việc di dân tái định cư, điều này ít nhiều làm gián đoạn đáng kể đến kế sinh nhai hiện tại của người dân. Nói chung có những tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân di dời. Bài báo này đưa ra thực trạng công tác di dân tái định cư ở các dự án Thuỷ điện, thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua và thảo luận một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực. Điều này ngụ ý rằng người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, phải ít nhất là không bị ảnh hưởng tiêu cực về tình trạng sống của họ, và trong trung và dài hạn cần phải có những cơ hội để cải thiện nâng cao đời số...