2011 (36)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 36

  • BB


  • Authors: Lê, Văn Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Đập đá đổ bản mặt bê tông (Concrete Face Rockfill Dam – CFRD) đã được xây khá phổ biến. Ở Việt Nam cũng đã ứng dụng xây dựng các đập Rào Quán (tỉnh Quảng Trị), đập Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), đập Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa). Các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng đắp chưa được chuẩn hóa hết nên quá trình thi công còn gặp khó khăn. Đồng thời, do lượng hóa công việc chưa đầy đủ cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng định mức dự toán. Qua bài viết này, tác giả muốn trình bày hệ thống các công việc mà người thi công cũng như giám sát thi công cần biết.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Hương; Đào, Văn Khiêm;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Sử dụng phương pháp đánh giá giá trị ngẫu nhiên (CVM _ Contingent Valuation Method) là một phương pháp quan trọng nhất để thu thập số liệu cho các nghiên cứu đo lường giá trị tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bài viết này trình bày về một số vấn đề phá sinh trong thực hành xác định giá trị kinh tế của sử dụng nước sinh hoạt trong khu vực nông thông ở Lưu vực Sông Hồng-Thái bình (LVSHTB), Việt nam. Những vấn đề này là lựa chọn kích thước mẫu, đo lường thu nhập hộ gia đình trong các vùng nông thôn, ảnh hưởng của tính không đồng nhất của mẫu, ảnh hưởng của các phương pháp lấy mẫu, khả năng của những sinh viên tham gia điều tra phỏng vấn, …. Từ đó các tác giả muốn bày tỏ ý muốn cải th...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thông; Trịnh, Minh Phụng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Đê biển Vũng Tàu – Gò Công là một ý tưởng do Bộ NN&PTNT đề xuất để giải quyết vấn nạn ngập cho Thành Phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Nội dung bài báo sẽ giới thiệu kết quả bước đầu của việc nghiên cứu ứng dụng mô hình toán số Telemac2D để đánh giá sự thay đổi chế độ thủy triều vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai khi có đê biển Vũng Tàu – Gò Công. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bước đầu có thể đánh giá được những tác động tích cực, tiêu cực mà đê biển tác động lên khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đê biển sẽ có tác dụng rất tốt về phương diện giảm đỉnh triều và từ đó giảm hiện tượng ngập do triều cường. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy khả năng thoát nước tại c...

  • BB


  • Authors: Ngô, Lê Long;  Advisor: -;  Participants: - (2010)

  • Những năm gần đây, tình hình lũ lụt ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Việc nghiên cứu vận hành hệ thống liên hồ chứa phòng chống lũ đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, nhà khoa học. Bài báo ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng vận hành hệ thống liên hồ chứa trên sông Srêpôk tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất qui trình vận hành liên hồ chứa phòng chống lũ cho hạ du.

  • BB


  • Authors: Vũ, Minh Cát; Lê, Hải Trung;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Vấn đề ổn định và độ bền của đỉnh đê và mái đê phía trong, đặc biệt là mái đắp đất trồng cỏ thường được nghiên cứu trên mô hình vật lý tỷ lệ 1:1 hoặc trong máng sóng kích thước lớn vì do rất khó thu nhỏ các đặc trưng của vật liệu như đất đắp, đất trồng cỏ, loại cỏ trồng trên mái. Hiện nay ở Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào đáp ứng được yêu cầu của các thí nghiệm tỷ lệ lớn, nhưng đã có các nghiên cứu đánh giá khả năng chịu sóng tràn của mái đê biển trồng cỏ bằng thiết bị máy xả sóng tại một số tuyến đê biển miền Bắc Việt Nam. Mỗi thí nghiệm tại một điểm thông thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, mái đê được kiểm tra với nhiều cấp lưu lượng tăng dần từ nhỏ tới lớn, cho tới khi hư hỏ...

  • BB


  • Authors: Lê, Đình Thành; Nguyễn, Đính;  Advisor: -;  Participants: - (2010)

  • Lưu vực sông Hương có tiềm năng nguồn nước dồi dào đáp ứng đủ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Những năm gần đây nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đã được quy hoạch và từng bước xây dựng, tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường phát triển thủy điện trên lưu vực đã bộc lộ những vấn đề tồn tại cần được đánh giá. Bài viết nhằm cung cấp bức tranh hiện trạng về qui hoạch và xây dựng các dự án thủy điện tại tỉnh Thừa Thiên Huế; nhận diện các tồn tại, bất cập về môi trường tự nhiên và xã hội trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình; bước đầu đề xuất các giải pháp khắc phục và từng bước nâng cao hiệu quả của các công trình thủy điện trên địa bàn<...

  • BB


  • Authors: Bùi, Thị Thu Hà; Nguyễn, Cảnh Thái;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Tường hào xi măng-bentonite đã được sử dụng để chống thấm cho một số đập ở Việt Nam. Phần lớn các tường hào được thiết kế và thi công theo kinh nghiệm. Trong bài báo này chúng tôi đề cập một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của gian cố kết, mô đun biến dạng của đất đắp đập và tường hào đến trạng thái ứng suất, biến dạng, khả năng hình thành vết nứt trong hào.

  • BB


  • Authors: Phạm, Ngọc Qúy; Trần, Thanh Tùng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu là một nội dung quan trọng trong Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển (Dự án giai đoạn II). Đề tài tập trung vào việc phân loại, đề xuất các dạng mặt cắt ngang hợp lý cho các vùng, xây dựng bộ số liệu điều kiện biên và đưa ra tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu. Các kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào việc cập nhật Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ở Việt Nam.

  • BB


  • Authors: Ngô, Lê Long; Lê, Đình Thành;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Nguồn thu nhập từ khai thác hải sản ven bờ và xa bờ đóng góp một phần lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên miền Trung luôn là khu vực gánh chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt gây hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế, xã hội nói chung và cho ngành khai thác hải sản nói riêng. Bồi lấp các cửa sông luôn là khó khăn rất lớn không những cho ra vào của tàu thuyền mùa cạn mà còn là vấn đề sinh tử cho ngư dân và tàu thuyền tránh và trú ẩn mỗi khi có bão. Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu và đề xuất hệ thống cảng cá kết hợp các điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão cũng như các giải pháp công trình phù hợp nhằm ổn định cửa sông, luồng tàu và khu ...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Minh Thắng; Nguyễn, Cảnh Thái;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Tường hào Xi măng-Bentonite là biện pháp công trình thường áp dụng để xử lý chống thấm, giảm thấm, ngăn chặn nước ngầm bị ô nhiễm. Biện pháp thi công tường hào đã được áp dụng trong công tác sửa chữa các công trình đê, đập thuỷ lợi bị xuống cấp và đã mang lại kết quả rất tốt. Cho đến nay do chưa có định mức dự toán cho công tác này nên trong thiết kế vẫn xử dụng đơn giá do công ty Bachy – Soletance xây dựng áp dụng cho công trình Dầu Tiếng năm 1999, đơn giá này là quá cao. Hơn nữa việc áp dụng các chế độ chính sách theo tiêu chuẩn của tư vấn nước ngoài cho các công trình của Việt Nam là không phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng định mức dự toán cho công tác thi công tường hào chống thấm Be...

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Loan; Nguyễn, Chiến;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Trong thiết kế mặt cắt đập bê tông bê tông trọng lực (BTTL) cần chọn mặt cắt đập vừa đảm bảo điều kiện ổn định, và điều kiện bền vừa đảm bảo điều kiện kinh tế. Trong quá trình tính toán lựa chọn mặt cắt đập không chỉ áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam mà cần áp dụng tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Trong bài giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định mặt cắt hợp lý của đập bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam-Nga và tiêu chuẩn Mỹ. Các kết quả nghiên cứu được kiến nghị áp dụng trong thiết kế đập bêtông trọng lực ở vùng có hoặc không có động đất.

  • BB


  • Authors: Trịnh, Minh Thụ; Hoàng, Việt Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Từ trước đến nay, các tính toán thiết kế tấm lát mái đê biển chỉ đề cập đến sự ổn định nhờ trọng lượng bản thân của nó. Các sáng chế gần đây nhất chỉ cải tiến được hình dạng tấm lát mái và các kiểu liên kết ở cạnh của từng tấm. Tuy nhiên dưới tác dụng của sóng biển, vẫn xảy ra phá huỷ cục bộ từng tấm lát dẫn đến phá huỷ cả mảng và xảy ra vỡ đê. Mục đích của neo gia cố là tăng cường ổn định cho các tấm lát mái và hạn chế chuyển vị của cả mảng gia cố dưới tác dụng của sóng và áp lực nước lỗ rỗng trong thân đê. Giải pháp công nghệ neo gia cố các tấm lát mái là bố trí thêm các neo cắm vào đất để giữ cho các tấm lát mái ổn định hơn. Giải pháp sẽ sử dụng mũi neo xoắn, dùng một thiết bị xoắn...

  • BB


  • Authors: Vũ, Quốc Vương;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Tính lưu động, chống phân tầng và tách lớp là yêu cầu của bê tông tự lèn vì nó không những có tính lưu động cao mà còn có tính dính kết tốt. Việc dùng cát nghiền thay thế cát tự nhiên cho bê tông nói chung và bê tông tự lèn nói riêng là cần thiết vì cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Bài báo này trình bày các nội dung sau: Phương pháp thí nghiệm và nguyên liệu chế tạo bê tông tự lèn; thiết kế và chế phẩm của bê tông tự lèn dùng cát nghiền. Kết quả nghiên cứu, thiết kế được ba cấp phổi bê tông tự lèn dùng cát nghiền với mác M400, M500 và M600 đảm bảo cường độ và tính công tác.

  • BB


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền; Hồ, Việt Hùng;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Đối với các tỉnh miền Trung, trong đó có Nghệ An, phòng chống lũ là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu đó, giải pháp tích cực và hiệu quả là xây dựng hồ chứa lợi dụng tổng hợp nguồn nước. Trên sông Cả có nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa. Vì vậy, trong bài báo này các tác giả trình bày nội dung và kết quả tính toán điều tiết lũ qua hồ chứa, tính toán thuỷ lực hệ thống sông Cả, đó là cơ sở để đánh giá khả năng phòng chống lũ của các hồ chứa đối với hạ lưu sông Cả..

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hương; Nguyễn, Cảnh Thái;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Khi áp dụng công nghệ chống thấm bằng tường hào bentonite, hỗn hợp vật liệu làm tường được pha trộn bằng cách tạo dung dịch bentonite (là hỗn hợp của nước với bentonite) để sử dụng với vai trò giữ ổn định cho vách hào trước, rồi mới đem trộn với đất để tạo thành vật liệu dạng bùn đặc đổ vào hào. Theo công nghệ thi công tường hào như vậy, cũng như căn cứ vào những yêu cầu về mặt kỹ thuật của tường hào trong các trường hợp khác nhau thì việc tạo được dung dịch bentonite thích hợp để vừa thỏa mãn điều kiện thi công, vừa đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của tường như khả năng chống thấm, cường độ,.. đòi hỏi phải dùng đến một số chất phụ gia pha trộn vào hỗn hợp. Bài báo này sẽ đề cập đến...

  • BB


  • Authors: Lê, Đình Thành; Trần, Duy Kiều;  Advisor: -;  Participants: - (2011)

  • Lưu vực sông Lam là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam. Lũ trên lưu vực rất phức tạp và ác liệt gây khó khăn cho việc phòng chống và quản lý lũ. Hiện nay việc quản lý lũ trên lưu vực sông Lam đang được quan tâm nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ gây ra. Việc nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý lũ trên lưu vực là rất quan trọng. Bài báo bước đầu đã đưa ra các dấu hiệu nhận dạng lũ lớn, tiêu chí và kết quả phân vùng khả năng gây ra lũ lớn trên lưu vực sông Lam góp phần nâng cao khả năng cảnh báo và phòng tránh lũ lớn trên lưu vực một cách hiệu quả.

  • BB


  • Authors: Nguyễn, Hữu Huế;  Advisor: -;  Participants: - (2010)

  • Công trình đầu mối thủy lợi – thủy điện thường phải bố trí công trình tháo. Một trong những vấn đề quan trọng trong bố trí công trình tháo lũ là giải quyết tốt vấn đề nối tiếp sau công trình. Với trường hợp tiêu năng đáy thường trong bể có các công trình tiêu năng phụ trợ. Để chọn kết cấu tiêu năng phụ trợ thường qua thí nghiệm mô hình. Bài viết đề cập về dạng kết cấu bể tiêu năng của hai công trình Nước Trong và Tả Trạch. Trên cơ sở tham khảo tài liệu thí nghiệm của Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, bài viết nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm, chọn kết cấu tiêu năng phụ trợ cho bể tiêu năng tràn xả lũ Nước Trong và Tả Trạch.