Tìm kiếm theo: Tác giả Lê, Đình Thành

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả tìm kiếm từ 1 đến 12 trong 12 kết quả
  • SH


  • Tác giả: Lê, Đình Thành; Nguyễn, Văn Thắng;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2002)

  • Những kiến thức cơ bản về đánh giá tác động môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Các phương pháp nhận biết, đánh giá và dự báo các tác động môi trường. Một số dự án phát triển tài nguyên nước như: dự án xây dựng đập và hồ chứa, dự án xây dựng hệ thống kênh tưới..

  • SH


  • Tác giả: Lê, Đình Thành; Nguyễn, Văn Thắng;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2002)

  • Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường và hệ sinh thái, phát triển bền vững, kiến thức về quản lý bảo vệ môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước

  • BB


  • Tác giả: Lê, Đình Thành; Trần, Duy Kiều;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2011)

  • Lưu vực sông Lam là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam. Lũ trên lưu vực rất phức tạp và ác liệt gây khó khăn cho việc phòng chống và quản lý lũ. Hiện nay việc quản lý lũ trên lưu vực sông Lam đang được quan tâm nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ gây ra. Việc nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý lũ trên lưu vực là rất quan trọng. Bài báo bước đầu đã đưa ra các dấu hiệu nhận dạng lũ lớn, tiêu chí và kết quả phân vùng khả năng gây ra lũ lớn trên lưu vực sông Lam góp phần nâng cao khả năng cảnh báo và phòng tránh lũ lớn trên lưu vực một cách hiệu quả.

  • BB


  • Tác giả: Ngô, Lê Long; Lê, Đình Thành;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2011)

  • Nguồn thu nhập từ khai thác hải sản ven bờ và xa bờ đóng góp một phần lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên miền Trung luôn là khu vực gánh chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt gây hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế, xã hội nói chung và cho ngành khai thác hải sản nói riêng. Bồi lấp các cửa sông luôn là khó khăn rất lớn không những cho ra vào của tàu thuyền mùa cạn mà còn là vấn đề sinh tử cho ngư dân và tàu thuyền tránh và trú ẩn mỗi khi có bão. Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu và đề xuất hệ thống cảng cá kết hợp các điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão cũng như các giải pháp công trình phù hợp nhằm ổn định cửa sông, luồng tàu và khu ...

  • BB


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thế Nguyên; Lê, Đình Thành;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2009)

  • Việt Nam có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 và bờ biển dài 3260 km với 29 tỉnh và thành phố tiếp giáp với biển. Tổng diện tích các huyện ven biển chiếm 17% diện tích của cả nước với dân số năm 2005 khoảng 25 triệu người (chiếm 31% dân số cả nước). Hiện nay vùng biển và ven biển Việt Nam đóng góp tới hơn 48% GDP của cả nước. Ven biển Miền Trung với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tiềm năng tài nguyên và môi trường hạn chế trong khi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Vì vậy vấn đề quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) cho khu vực này nhằm phát triển kinh tế, xã hội hiệu quả và bền vững là rất cấp thiết. Đây là vấn đề mới đối với Việt Nam, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong lĩnh...

  • BB


  • Tác giả: Lê, Đình Thành; Nguyễn, Đính;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2010)

  • Lưu vực sông Hương có tiềm năng nguồn nước dồi dào đáp ứng đủ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Những năm gần đây nhiều công trình thủy lợi, thủy điện đã được quy hoạch và từng bước xây dựng, tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường phát triển thủy điện trên lưu vực đã bộc lộ những vấn đề tồn tại cần được đánh giá. Bài viết nhằm cung cấp bức tranh hiện trạng về qui hoạch và xây dựng các dự án thủy điện tại tỉnh Thừa Thiên Huế; nhận diện các tồn tại, bất cập về môi trường tự nhiên và xã hội trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình; bước đầu đề xuất các giải pháp khắc phục và từng bước nâng cao hiệu quả của các công trình thủy điện trên địa bàn<...

  • BB


  • Tác giả: Phạm, Quốc Hưng; Lê, Đình Thành;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2009)

  • Tài nguyên nước luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo bền vững môi trường và là nền tảng của mọi hoạt động kinh tế, xã hội của bất kỳ khu vực nào. Khu vực Nam Trung Bộ (Phú Yên - Bình Thuận) luôn được coi là khu vực khô hạn nhất nước, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hạn hán, sa mạc hóa. Các tác giả bài báo này đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng, diễn biến của tài nguyên nước mùa cạn trong khu vực, và một số vấn đề về hạn hán, sa mạc hóa liên quan đến tài nguyên nước. Các giải pháp lâu dài nhằm giảm nhẹ tác hại của thiếu nước, hạn hán, và sa mạc hóa cũng được đề cập trên cơ sở những điều kiện thực tế của các địa phương.

  • LT


  • Tác giả: Nguyễn, Văn Sỹ; Lê, Đình Thành;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2018)

  • Giới thiệu các kiến thức về thủy văn sinh thái, sự đa dạng sinh học ở Việt nam và các hệ sinh thái điển hình.. ứng dụng thủy văn sinh thái trong quản lí tài nguyên nước và phòng tránh thiên tai và phát triển đô thị.

  • BB


  • Tác giả: Lê, Đình Thành; Nghiêm, Tiến Lam;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2009)

  • Động lực học và vận chuyển bùn cát khu vực cửa Mỹ Á trong thời kỳ mùa cạn được mô hình hoá bằng mô hình Delft3D. Mô hình mô phỏng các quá trình ảnh hưởng của sóng, thuỷ triều, dòng chảy từ sông ra, vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình đáy. Kết quả tính toán các quá trình thuỷ động lực học và vận chuyển bùn cát cho phép phân tích nguyên nhân xói lở bờ biển và bồi lấp cửa. Cân bằng bùn cát cho thấy cửa bị bồi lấp có nguyên nhân là do cả dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ và dòng vận chuyển bùn cát ngang bờ vào cửa dưới tác động chủ đạo của sóng gây ra