Lọc theo bộ sưu tập

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 73 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • BB


  • Tác giả: Trương Đức Toàn;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2023)

  • Bài báo này trình bày phương pháp xác định giá nước dựa trên tiếp cận dịch vụ và áp dụng cách tính giá nước hai thành phần để tính giá nước cho hệ thống tưới bơm sử dụng chế độ biến tần của HTX Thạnh Nghĩa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá dịch vụ tưới phụ thuộc rất lớn vào mức độ dịch vụ được cung cấp. Điều chỉnh áp lực bơm và chọn khung giờ bơm là hai yếu tố có tác động lớn đến chi phí bơm và do đó đến giá dịch vụ tưới. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí biến đổi sẽ giảm tới 75% trong một số trường hợp mà người dân có thể lựa chọn. Việc áp dụng phương pháp xác định giá nước theo tiếp cận dịch vụ và giá nước hai thành phần nhằm thay đổi hành vi của các bên trong quản lý và sử dụng nước và mang lại hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhờ tưới. Kết quả của nghiên cứu là bài học để triển...

  • BB


  • Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: Đặng Ngọc Duyên; Trần Thị Thu Hương; Hoàng Thăng Bình (2023)

  • Trong bài báo này, thuật toán điều khiển trượt (SMC) được thiết kế để điều khiển cho hệ thống treo chủ động (treo tích cực). Đây là một thuật toán phức tạp, phù hợp với các hệ dao động có kích thích đầu vào là dạng tiền định, điển hình như hệ thống treo ô tô. Quá trình mô phỏng được thiện hiện bởi phần mềm MATLAB-Simulink với hai trường hợp cụ thể. Theo kết quả tính toán, chuyển vị và gia tốc thân xe đã giảm mạnh khi sử dụng thuật toán điều khiển trượt cho hệ thống treo. Thêm vào đó, sự ổn định của ô tô cũng được đảm bảo tốt hơn khi trang bị hệ thống treo chủ động (được minh chứng thông qua sự thay đổi lực động của bánh xe). Hiện tượng nhiễu vẫn còn xảy ra khi dao động chuyển pha, đây là bản chất của thuật toán điều khiển trượt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó là không lớn. Trong các ng...

  • BB


  • Tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: Phan Quang Trung; Nguyễn Minh Đạo; Võ Thị Mộng Thắm (2023)

  • Trong nghiên cứu này, 169 mẫu trầm tích bề mặt ven biển tỉnh Sóc Trăng đã được thu thập bằng thiết bị lấy mẫu trầm tích chuyên dụng và phân tích để hiểu rõ hơn về phân bố trầm tích khu vực này. Các mẫu trầm tích được phân tích thành phần cấp hạt bằng phương pháp nhiễu xạ Laser. Kết quả phân tích thành phần cấp hạt của nghiên cứu này cho thấy rằng, tỷ lệ thành phần cát trong mẫu chiếm 43,98% và bùn sét chiếm 56,02%. Trong thành phần cát, cát mịn chiếm 52% (0,125 – 0,25nm), cát rất mịn chiếm 48% (0,063 – 0,125 nm), và cấp hạt trung bình toàn bộ mẫu là 4,61(Φ). Kết quả phân tích xu hướng vận chuyển trầm tích trong vùng cho thấy, trầm tích vùng ven biển khu vực nghiên cứu chủ yếu có xu hướng vận chuyển dọc theo ven bờ về phía Nam. Tuy nhiên cũng có một những vùng xu hướng vận chuyển trầ...

  • BB


  • Tác giả: Phan Bình Nguyên;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2023)

  • Nghiên cứu này thực hiện tối ưu hóa chiều dài bộ ngưng tụ của ống nhiệt dạng vòng kín dựa trên giới hạn về chiều dài tối đa của nó, nhiệt độ tối đa của nguồn nhiệt, hay điều kiện ngưng tụ. Mô hình số một chiều, giả thiết nhiệt chỉ truyền theo một phương và bỏ qua các phương còn lại, được sử dụng để thực hiện tính toán. Để thực hiện việc tối ưu, một lưu đồ thuật toán mới được đề xuất bổ sung ba điều kiện về chiều dài ống nhiệt, đường kính lỗ xốp, và giới hạn nhiệt độ của nguồn nhiệt bên cạnh các điều kiện khác về cân bằng năng lượng nhiệt và điều kiện về áp suất trong ống nhiệt. Khi chạy mô hình số này đảm bảo sự hội tụ và cho kết quả hợp lý một cách định tính như điều kiện ngưng tụ kém đi thì cần chiều dài bộ ngưng tụ lớn hơn, hoặc khi giảm chiều dài bộ ngưng tụ thì cần cấu trúc xốp...

  • BB


  • Tác giả: Nguyễn Thị Kim Cúc;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2023)

  • Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tham gia của các bên liên quan trong quản trị rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy nhóm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước được đánh giá là có tầm ảnh hưởng cao và nhóm này cũng được cho là quan tâm cao đến việc quản lý rừng ngập mặn ở các địa phương. Nhóm hỗ trợ phát triển rừng ngập mặn ở các địa phương được đánh giá có mức độ quan tâm từ trung bình thấp đến cao. Nhóm các đối tượng trực tiếp tham gia vào bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn được cho là có tầm ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm khá cao đến quản lý và phát triển rừng ngập mặn ở các địa phương.

  • BB


  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Thắng;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2023)

  • Bài báo này dựa trên kết quả thí nghiệm nén tĩnh dọc trục cọc khoan nhồi tại một số công trình trong khu vực đất yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh để so sánh, đánh giá với giá trị sức chịu tải được tính toán từ các phương pháp lý thuyết khác nhau trong TCVN 10304:2014.

  • BB


  • Tác giả: Lê Văn Chính;  Người hướng dẫn: -;  Người tham gia: - (2023)

  • Trên cơ sở đánh giá khung pháp lý, thể chế quản lý tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam, cũng như phân tích những vấn đề thực trạng về nguồn nước, bài báo này đã đề xuất một số giải pháp quản lý tổng hợp tài nguồn nước trên đảo Phú Quốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc theo khuôn khổ pháp lý hiện hành của Việt Nam.